Danh mục

Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh và sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 64.22 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh, sinh viên theo Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết hiện nay. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền thụ cho thế hệ trẻ cần phải theo yêu cầu giáo dục, mục tiêu giáo dục, đối tượng giáo dục. Phương pháp giáo dục đạo đức, hình thức và biện pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong thanh niên, học sinh, sinh viên phải phù hợp mới đạt hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh và sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 150-153 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN, HỌC SINH VÀ SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Vui Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Tại chức Từ xa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh, sinh viên theo Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết hiện nay. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền thụ cho thế hệ trẻ cần phải theo yêu cầu giáo dục, mục tiêu giáo dục, đối tượng giáo dục. Phương pháp giáo dục đạo đức, hình thức và biện pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong thanh niên, học sinh, sinh viên phải phù hợp mới đạt hiệu quả. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức, học sinh, sinh viên.1. Mở đầu Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ; mục tiêu giáo dục và hướngquan tâm của Người với thế hệ trẻ không giống như thời trước. Hồ Chí Minh mong cónhững thế hệ kế tiếp nhau đấu tranh chống áp bức, nghèo đói, xây dựng một xã hội độclập, tự do, văn minh, tiến bộ. Người gắn vai trò của thế hệ trẻ với vận mệnh của đất nước.Sau này, khi đất nước được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc đến trách nhiệm củahọc sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên đẹp tươi hay không, dân tộc Việt Nam có bướctới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờmột phần lớn ở công học tập của các em” [2]. Giáo dục tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, tuyên truyền Tư tưởngHồ Chí Minh trong thanh niên, học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng. Đây làmột nội dung trong mục tiêu giáo dục của chúng ta. Vì vậy, tuyên truyền tư tưởng Hồ ChíMinh để giáo thế hệ trẻ nói chung, giáo dục lòng yêu nước, ý chí chiến đấu trong xây dựngvà bảo vệ đất nước hiện nay là một công việc cần coi trọng không chỉ về nội dung mà còncả hình thức, biện pháp giáo dục.Ngày nhận bài: 11/7/2013 Ngày nhận đăng: 29/1/2014Liên hệ: Phạm Thị Vui, e-mail: vui1977@yahoo.com.vn150 Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh và sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sơ lược về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm về cách mạng Việt Nam - từcách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa cáchmạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc,của thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng conngười. Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tinh hoa văn hoá nhân loại, mà chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở lí luận quan trọng nhất, từ truyền thống văn hoá dân tộc mà nổi bật là lòngyêu nước, và đặc biệt là từ hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minhkhông chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị thời đại. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin vànhững trào lưu tư tưởng tiến bộ khác, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tiếp tục giải quyếtnhững vấn đề đang đặt ra trong thời đại hiện nay. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giápđã khẳng định “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi”, nó “vẫnsống mãi trong kho tàng văn hoá của nhân loại” [3]. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền thụ cho thế hệ trẻ theo yêucầu giáo dục, mục tiêu giáo dục, đối tượng giáo dục. Ở trường đại học, việc giáo dục tưtưởng Hồ Chí Minh thực hiện trong môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc giảng dạy ở đâycần làm cho sinh viên tiếp cận với tình hình, kết quả nghiên cứu hiện nay về tư tưởng HồChí Minh. Họ không tiếp nhận một cách thụ động theo cách thầy giảng, trò ghi và nói lạinhững điều đã nghe hoặc đọc sách mà cần phải gắn việc học tập nghiên cứu kha học, gópphần vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.Điều chủ yếu là vận dụng những kiến thức đã học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc họctập, nghiên cứu ngành khoa học của mình, vận dụng vào cuộc sống để lí giải những vấnđề của xã hội và có thái độ ứng xử kịp thời, đúng đắn. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành cơ sở phương pháp luận để nâng cao chất lượng bộ mônkhoa học đang được tìm hiểu, nghiên cứu và là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn. Ở trường phổ thông, học sinh các cấp không được học tư tưởng Hồ Chí Minh với tưcách là một môn học riêng, nhưng những hiểu biết của học sinh về Hồ Chí Minh sự kiện,cuộc đời, sự nghiệp, phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, tình cảm của Người - được trình bàymột cách cụ thể qua các môn học về khoa học xã hội, đặc biệt là các môn văn, sử, giáodục công dân. Những kiến thức của các môn học đó giúp học sinh tiếp thu có hệ thống,vừa sức và sâu sắc những nội dung cơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: