Danh mục

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.10 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam trình bày một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức nghề nghiệp; Một số vấn đề về giáo dục vì sự phát triển bền vững; Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam; Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học vì sự phát triển bền vững; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học vì sự phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đại học vì sự phát triển bền vững ở Việt NamGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊNĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Mai1, Trần Đăng Hạnh1 Tóm tắt: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hoạt động có tổ chức của xã hộinhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn chongười lao động. Trong giai đoạn hiện nay, nhân loại đang bước vào cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0, nước ta đang hướng tới vì sự phát triển bền vững, công tác giáo dụcđạo đức nghề nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc rènđức, luyện tài đối với sinh viên trong hệ thống các trường đại học. Giáo dục đạo đứcnghề nghiệp nhằm định hướng và xây dựng hệ giá trị đạo đức, chuẩn mực hành vi ứngxử cho sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện và phát triển nghề nghiệp. Do đó, giáodục đạo đức nghề nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu về: sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; nâng cao ý thức tự giác rèn luyện đạo đức của sinh viên… xâydựng những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho sinh viên. Từ đó, giúp sinh viên có bản lĩnh nghề nghiệp, đoàn kết, sáng tạo góp phầncùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giữ vững và phát huy các thành quả cách mạng,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Từ khóa: Đạo đức, nghề nghiệp, giáo dục, vì sự phát triển bền vững. 1. Mở đầu Giáo dục nghề nghiệp là một hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng vàphát triển các phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cho người lao động. Đạođức nghề nghiệp là tổng hợp các quy tắc, chuẩn mực chỉ đạo mối quan hệ giữa con ngườivới nhau trong quá trình lao động. Đặc điểm chung của đạo đức nghề nghiệp là tinh thầntrách nhiệm trong lao động, biết coi trọng giá trị sức lao động của bản thân và xã hội.Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạođức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài màkhông có đức là người vô dụng” (Hồ Chí Minh, 2021). Bác còn chỉ rõ: “Dạy cũng nhưhọc phải chú trọng cả đức lẫn tài” (Hồ Chí Minh, 2021). Đức là đạo đức cách mạng, đólà cái gốc rất quan trọng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã tiếp tục khẳng định: Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỉ luật, kỉcương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, ngoạingữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (Đảng cộngsản Việt Nam, 2021). Như vậy, công tác giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nềntảng của nhà trường xã hội chủ nghĩa, đặc biệt giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinhviên đại học trong giai đoạn hiện nay ở nước ta ngày càng trở nên cấp thiết, có ý nghĩaquan trọng hơn bao giờ hết trong việc hình thành nhân cách của người sinh viên – nguồn1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam66 NGUYỄN THỊ THANH MAI - TRẦN ĐĂNG HẠNHlao động chất lượng cao của tương lai, hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài củaViệt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức nghề nghiệp 2.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm đạo đức Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống cácquy tắc, chuẩn mực nhằm đánh giá, điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Đạo đức được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đóhình thành nên hệ thống những chuẩn mực, quy tắc đạo đức như đạo đức nghề nghiệp,đạo đức gia đình, đạo đức môi trường, đạo đức lao động … Trên cơ sở này đạo đức xãhội có chức năng giáo dục, điều chỉnh và nhận thức. Lịch sử phát triển xã hội đã hìnhthành nên những giá trị đạo đức mang tính chất phổ quát cho nhân loại, tồn tại trong mọiquốc gia, dân tộc, những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng như ở các hệ thống đạo đứckhác nhau. Đó chính là những chuẩn mực, quy tắc xác định nhằm đánh giá, điều chỉnhhành vi của con người, có tầm quan trọng cho việc ổn định, giữ gìn trật tự xã hội chungvà cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người. - Khái niệm nghề nghiệp Theo cách hiểu thông thường nghề nghiệp dùng để chỉ một hình thức lao độngtrong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng lao động của mình đểsáng tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghềnghiệp là một công việc mà người ta thực hiện trong suốt cả cuộc đời” (Viện Ngôn ngữhọc, 2010). Như vậy, nghề nghiệp được hiểu là một công việc mà con người theo đuổivà thực hiện trong suốt cả cuộc đời để duy trì phát triển đời sống cá nhân, cũng như chosự tiến bộ của xã hội. - Đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận quan trọng của đạo đức xã hội, hay nói cáchkhác là đạo đức bộ phận của đạo đức nói chung, thể hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: