Danh mục

Giáo dục đạo đức thông qua học tập của sinh viên tại bảo tàng: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.42 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo tàng không chỉ là nơi sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những di sản văn hóa mà còn là nơi trưng bày, tuyên truyền để phát huy những giá trị di sản của dân tộc, từ đó đóng góp vào sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà. Như vậy, ngoài những nhiệm vụ chính vừa nêu trên, Bảo tàng còn thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho chức năng học tập, giáo dục cộng đồng. Bài viết Giáo dục đạo đức thông qua học tập của sinh viên tại bảo tàng trình bày bày thực trạng và giải pháp về giáo dục đạo đức thông qua học tập của sinh viên tại bảo tàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức thông qua học tập của sinh viên tại bảo tàng: Thực trạng và giải pháp GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI BẢO TÀNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trần Thị Ngọc Lan1, Nguyễn San Hà2 Bảo tàng không chỉ là nơi sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những di sản văn hóa mà còn là nơi trưng bày, tuyên truyền để phát huy những giá trị di sản của dân tộc, từ đó đóng góp vào sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà. Như vậy, ngoài những nhiệm vụ chính vừa nêu trên, Bảo tàng còn thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho chức năng học tập, giáo dục cộng đồng. Đến với buổi tọa đàm “Giáo dục đạo đức cho sinh viên”, chúng tôi xin được nêu ra vai trò của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh đối với công tác học tập của học sinh, sinh viên và những phương hướng sắp tới cùng góp phần trong việc phát triển cho thế hệ trẻ giúp họ hiểu hơn về cội rễ dân tộc, lòng yêu nước, sức sống, sức lao động và sáng tạo của nhân dân ta. Hiện nay hệ thống các Bảo tàng trong cả nước rất phong phú về loại hình như: lịch sử, văn hóa, danh nhân, di tích – danh thắng, hay Bảo tàng về ngành nghề…Và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ chí minh thuộc một trong những loại hình này thể hiện chủ đề chính về phần lịch sử và văn hóa Việt Nam với 2 nội dung: + Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến 1945 + Lịch sử, văn hóa các tỉnh phía nam Việt Nam và đặc trưng văn hóa của các nước trong khu vực châu Á. Với hai phần trưng bày chính vừa nêu trên, Bảo tàng rất phù hợp đối với đối tượng học sinh học bộ môn lịch sử ở các khối cấp (cấp 1; 2 và 3). Tuy nhiên chúng ta không thể không nhắc đến đối tượng công chúng khác đó là sinh viên. Bảng thống kê tỷ lệ sinh viên đến học tập thực tế tại bảo tàng từ năm 2010 đến nay STT Năm Số khách tham quan Số lượng sinh viên Tỷ lệ 01 2010 222.206 11.043 4% 02 2011 277.537 8.224 2% 03 2012 269.786 7.192 2% Nguồn: Thống kê của Tổ thuyết minh thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM 1 Bảo tàng Lịch sử TP. HCM 2 Trường THCS Võ Trường Toản, Q1 225 Theo thống kê số lượng khách tham quan trong những năm gần đây, trung bình khoảng 2,66% tổng số khách là đối tượng này. Bao gồm sinh viên thuộc các trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch, trường Cao đẳng, Đại học có khoa Lịch sử và một số trường đào tạo nghiệp vụ có liên quan đến văn hóa, xã hội học cùng một số trường không có ngành đào tạo liên quan (kể cả sinh viên từ Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận) Hằng năm trung bình Bảo tàng đón tiếp khoảng trên 9.000 sinh viên (đây là số lượng sinh viên có đăng ký thuyết minh), ngoài ra số khác tự học theo nhóm tại bảo tàng (tham quan tự do) và số còn lại có giáo viên hướng dẫn, giảng dạy ngay tại Bảo tàng. Nhìn chung với con số này cũng chưa thật sự khả quan với biện pháp thu hút giới trẻ đến tham quan. Việc học tập thực tế ngay tại Bảo tàng cần đòi hỏi ý thức của sinh viên. Đối với một số trường trung học, cao đẳng và đại học, hằng năm để nhập môn cho công tác giảng dạy sắp tới đều có tổ chức đưa số lượng lớn sinh viên năm thứ 1 đến để “làm quen với Bảo tàng”, với số lượng đông khoảng vài trăm người như thế và đến tham quan bảo tàng trong vòng 1 tuần… yêu cầu có thuyết minh, hướng dẫn. Với cách làm đại trà này thì phần lớn không có kết quả đại thể như đưa sinh viên “cưỡi ngựa xem hoa”. Sang đến những năm cuối khóa học thì nhà trường lại tổ chức học kỹ tại bảo tàng, lần này thì số lượng tham quan ít hơn, có hoặc không có giáo viên cùng đi theo. (nếu có giáo viên dẫn lớp thì sinh viên thể hiện sự yêu thích được học hỏi ở bảo tàng nhiều hơn), thường thì những nhóm lớp học này phải giải quyết phần bài tập được thầy cô cho ở lớp, hoặc phải thuyết trình lại sau buổi nghe thuyết minh tại nơi đây. Ngoài những sinh viên có ý thức học tập cao, yêu thích nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, số còn lại thì hình như bị bắt buộc đến bảo tàng. Đối với họ đến nơi đây để chỉ đối phó với môn học này mà thôi, có khi trong nhóm học đó sẽ phân công một số sinh viên cầm một lúc nhiều máy ghi âm lại lời thoại của thuyết minh viên bảo tàng và số bạn còn lại “xem hoa” và “ngắm cảnh”, chỉ đến khi nào cận kề với thời hạn của môn học đó lại một lần nữa cần đến những hướng dẫn viên của bảo tàng. Trong những năm gần đây, tổ chức Đoàn ở các trường Đại học và Cao đẳng thường xuyên thực hiện phong trào “Hành trình đến với bảo tàng” để sinh viên có thể tham gia học tập tại bảo tàng để làm bài thu hoạch và cần có xác nhận của phía Bảo tàng. Tuy vậy, các bạn sinh viên thường thực hiện một cách đối phó, không mấy quan tâm đến ý nghĩa của công việc đi bảo tàng. Đặc biệt có không ít trường hợp sinh viên chỉ đến bảo tàng mua vé ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: