Danh mục

Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trình bày các nội dung chính sau: Giáo dục truyền thống văn hóa làng xã với lối sống đề cao tính cộng đồng và lối sống trọng tình nghĩa; Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong văn hóa truyền thống; Giáo dục truyền thống giao tiếp ứng xử có văn hóa, tôn trọng thứ bậc, kỹ cương trong văn hóa truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngô Thị Minh Hằng1 Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự phát triển của thế hệ trẻ mà cụ thể ở đây là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, không những quyết định đến vận mệnh và tương lai của dân tộc mà còn ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới cho thế hệ trẻ phù hợp với truyền thống dân tộc vừa yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực giáo dục đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc việc lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ trí và đức, như lời dạy của Bác phải lấy đạo đức làm gốc.“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn”. Những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường họ phải được trang bị đầy đủ đức và tài để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống cộng đồng và văn hóa trọng tình, tinh thần hiếu học, thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước… Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, cuội nguồn của dân tộc. Đó là những mặt tích cực nổi bật của văn hóa truyền thống Việt Nam. 1 ThS - Giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 211 Tuy nhiên, hiện nay do mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang ảnh hưởng không tốt tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam, trong đó có ngành giáo dục. Việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho sinh viên đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đang gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Hiện nay, một thực trạng nữa là sinh viên không thích học các môn khoa học xã hội nói chung là khá phổ biến, một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa nắm vững được hoặc còn mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử, văn hóa dân tộc, kéo theo đó là những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc đang dần bị giảm sút... Trước thực trạng thật sự đáng quan tâm như đã nêu trên, để lưu giữ, phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong giáo dục đạo đức cho sinh viên là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập. Mặc dầu vậy, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng thì nhất định chúng ta sẽ làm tốt được công tác giáo dục đạo đức trong trường đại học, cao đẳng. Điều này cũng cần có sự tham gia của toàn xã hội, mà nòng cốt là gia đình, nhà trường, thầy cô giáo trên mặt trận giáo dục. Quan trọng hơn cả, bản thân từng sinh viên phải tự xác định trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức để trở thành những người lao động có ích cho xã hội. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua giảng dạy các môn học đại cương trong các trường đại học, cao đẳng là một yêu cầu rất quan trọng, trong đó có môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp cho sinh viên những tri thức về văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những sáng tạo văn hóa của ông cha ta trong quá trình phát triển thể hiện qua tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, thói quen… Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, truyền thống đạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: