Danh mục

Giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.77 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong dạy học Địa lý, di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng và là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Nội dung bài báo đề cập tới giá trị di sản và việc giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông TS. Nguyễn Phương Liên * và CN. Trần Viết Tùng ** Tóm tắt Giáo dục di sản văn hóa là một cách nhắc nhở về quá khứ để những giá trị của di sảnvăn hóa thấm sâu vào tâm khảm từng con người và toàn cộng đồng. Trong dạy học Địa lý,di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng và là một trong những phương tiện dạy học đa dạngsống động. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạođức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Nội dung bài báo đề cập tới giá trị di sảnvà việc giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông. Từ khóa: Di sản văn hóa, Giáo dục di sản văn hóa, Địa lý, Hình thức tổ chức dạyhọc di sản. 1. Đặt vấn đề Bất kỳ dân tộc nào cũng có quá trình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời sảnsinh ra giá trị văn hóa dân tộc và chính giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cáchriêng của mỗi dân tộc để tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền văn hóa chung của nhânloại. Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của di sản văn hóa dân tộc đối với quátrình phát triển của xã hội. Một quốc gia không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nềntảng văn hóa nội sinh, nếu các giá trị di sản văn hóa bị mai một hoặc không được giữ gìn,phát huy đúng đắn, có hiệu quả. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng tolớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thếnào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cầnđược đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm côngtác quản lý và giáo dục văn hóa hiện nay. Vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc luôn đi cùng với giáo dục, trong đógiáo dục di sản văn hoá là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổthông. Môn Địa lý là môn học có nội dung phong phú cả về tự nhiên, dân cư và xã hội,thông qua nội dung môn địa lí giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, trongđó đặc biệt chú ý đến giáo dục giá trị di sản. Tình yêu quê hương đất nước phải được bắtnguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình vàchúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng. Chính vì vậy, việc giáo dục* Khoa Địa lí - Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên** Học viên cao học Địa lí K21 163 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015di sản văn hóa tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng của cácđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó giúp học sinh hiểu đúng giátrị của di sản. Hiện nay, việc giáo dục di sản văn hóa trong môn Địa lý ngày càng được áp dụngrộng rãi dưới nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau. Để việc giáodục di sản cho học sinh đạt được hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng đượccác chương trình, kế hoạch giáo dục sinh động với những mục tiêu cụ thể thì nội dung vàhình thức hoạt động sẽ bổ ích và phù hợp với nhu cầu của học sinh. 2. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với dạy – học Địa lý cho học sinh THPT Trong Điều 1 của luật Di sản văn hóa: “Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thểvà di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam” [3, 12]. Di sản văn hóa được chia thành: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là: “Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giátrị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền lâu đời trong đời sống của các dân tộc, baogồm các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình xây dựng kiến trúc, mỹ thuật, các danhlam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [3, 13]. DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể vàkhông gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộngđồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyềnmiệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [3, 14]. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trìnhgiáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu đểxây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Hệ thống các di sản văn hóa đóng vai trò như là nguồn tri thức, ...

Tài liệu được xem nhiều: