Danh mục

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 809.85 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu là 288 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và phụ huynh của trẻ 5 tuổi tại 13 trường mầm non quận Tân Phú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí MinhGDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔIỞ CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Ngọc Ánh Trường Mầm non Hoàng Anh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh pn.thienthan@gmail.comTóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho trẻ mẫu giáo 5tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu là 288 cánbộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và phụ huynh của trẻ 5 tuổi tại 13 trường mầm non quận TânPhú. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy nhìn chung các trường mầm non đã chú trọng giáo dụccác kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi với nhiều nội dung, phương pháp và hình thức giáo dụcphong phú. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, nhiều kỹ năng sống củatrẻ vẫn còn chưa tốt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quảcủa công tác GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.Từ khóa: Kỹ năng sống, trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trường mầm non.1. ĐẶT VẤN ĐỀGiáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó góp phần khôngnhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dựa trên cơ sở quy định của LuậtGiáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn Chương trình giáo dục mầm non và ban hànhtheo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).Đây là căn cứ cho việc quản lý chỉ đạo và tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở tất cả các cơ sởgiáo dục mầm non với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩmmỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hìnhthành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất cơ bản,những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khảnăng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻbước vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc dạy kiếnthức cho trẻ, cần dạy các kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năngtự phục vụ bản thân... Những kỹ năng này nhằm góp phần giúp trẻ phát triển những giá trị, néttính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo,linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ...; hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứngxử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực... Không những vậy, nó còn rèn luyện cho trẻ biết cáchxử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránhnhững vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tựlập trong các tình huống quen thuộc, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.Trong văn bản “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Thủ tướngchính phủ, 2016), GDKNS cho học sinh là một trong những nội dung được Đảng và nhà nướcquan tâm đặc biệt trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học và các bậc học. Theo đó,trong những năm gần đây, các trường mầm non đã đưa nội dung GDKNS vào trường học.Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo còn hạn chế. Nhiều em thiếu tựtin vào bản thân mình, rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp; một số lại ỷ lại, ích kỷ, không quantâm đến người khác. Để có cơ sở thực tiễn cho việc tổ chức GDKNS cho trẻ mầm non hiệuquả, việc tiến hành các nghiên cứu thực trạng của công tác này là rất cần thiết. Chính vì vậy 42TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác GDKNS cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở cáctrường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác này.2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐể tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, trong đó điềutra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo. Khách thể khảo sát là 106 phụ huynh và 182CBQL, GV dạy lớp 5 tuổi của 13 trường mầm non. Dữ liệu thu thập được được xử lý bằngphần mềm SPSS phiên bản 22.0.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUGDKNS là quá trình tác động sư phạm một cách có chủ đích nhằm hình thành cho trẻ mẫugiáo những hành vi tích cực nhằm giúp trẻ tồn tại, hòa nhập, thích nghi với cuộc sống. Trongnghiên cứu này, thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống được làm rõ thông qua các vấn đề:Nhận thức về vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nội dung,phương pháp, hình thức, kết quả GDKNS. Dưới đây là thực trạng tiến hành nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: