Danh mục

Giáo dục lòng yêu nghề cho sinh viên Sư phạm Lịch sử qua một số hình thức hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ Em yêu Lịch sử

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.77 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục lòng yêu nghề cho sinh viên Sư phạm Lịch sử qua một số hình thức hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ "Em yêu Lịch sử" trình bày vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục lòng yêu nghề của sinh viên Sư phạm Lịch sử; Một số hình thức hoạt động Câu lạc bộ phù hợp với sinh viên Sư phạm Lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục lòng yêu nghề cho sinh viên Sư phạm Lịch sử qua một số hình thức hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ "Em yêu Lịch sử" GIÁO DỤC LÕNG YÊU NGHỀ CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM LỊCH SỬ QUA MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA CÂU LẠC BỘ EM YÊU LỊCH SỬ Hoàng Thanh Tú1 Sinh viên Sư phạm Lịch sử (SPLS) sẽ trở thành những giáo viên (GV) trong tương lai. Ngay từ khi học tại trường đại học, họ được học tập, thực hành công tác giảng dạy, nghiên cứu nhằm hình thành những năng lực cần thiết của người GV. Trong đó, giáo dục lòng yêu nghề là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình đào tạo giáo viên môn Lịch sử. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, lòng yêu nghề là động lực mạnh mẽ nhất cho hoạt động sáng tạo của các giáo viên tương lai. Trong những năm học gần đây, thực trạng thái độ HS ở trường phổ thông chán học Lịch sử (LS), kết quả điểm thi môn LS trong các kì thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng quá thấp luôn là điểm nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn học còn đơn điệu, nhàm chán là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến HS. Chương trình hoạt động phối hợp giữa các trường tiểu học, THCS và THPT với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) được triển khai từ năm 2007 đến nay qua hình thức Câu lạc bộ (CLB) “Em yêu lịch sử” là một việc làm không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Vì vậy, việc triển khai một số hoạt động ngoại khóa của CLB“Em yêu lịch sử” phù hợp với sinh viên SPLS sẽ bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề cho các giáo viên tương lai và đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường phổ thông. 1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục lòng yêu nghề của sinh viên Sư phạm Lịch sử Lòng yêu nghề là tình cảm say mê và thái độ sẵn sàng đi tới cùng với nghề, luôn suy nghĩ sáng tạo để tạo nên thành công trong nghề nghiệp đã lựa chọn. Lòng yêu nghề không thể hình thành qua ngày một, ngày hai mà phải trải qua một quá trình lâu dài. Lòng yêu nghề của sinh viên SPLS được hình thành chủ yếu qua quá trình học tập kiến thức các môn học ở trường Đại học, qua hoạt động kiến tập - thực tập sư phạm ở 1 TS – Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 250 trường phổ thông, các hội thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm và hoạt động ngoại khóa bổ trợ... Tình cảm với nghề giáo còn tiếp tục được bồi đắp qua quá trình tự học, tự nghiên cứu và quá trình giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Tham gia các hoạt động ngoại khóa của Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, SV có cơ hội học hỏi, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau, cảm nhận một không khí học tập mới, quan trọng hơn là họ được phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết và trong tương lai họ sẽ là người tổ chức các hoạt động ngoại khóa (như một hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử) cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp SV được bổ sung kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện năng lực sư phạm và hoàn thiện bản thân. Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” cũng sẽ là nơi sinh viên SPLS được thể hiện tài năng, sự năng động, sáng tạo của bản thân thông qua việc xây dựng nội dung chương trình sinh hoạt cho học sinh và cho chính họ, thể hiện nhiều vai trò khác nhau như: người chơi, người tổ chức, cộng tác viên, dẫn chương trình, kĩ thuật viên… Từ đó góp phần phát triển, hoàn thiện hơn những kĩ năng sống, hình thành thái độ sống tích cực, tạo nên phong cách người giáo viên tương lai năng động, tài giỏi, say mê, nhiệt huyết với nghề. 2. Một số hình thức hoạt động Câu lạc bộ phù hợp với sinh viên Sư phạm Lịch sử 2.1. Tổ chức các dự án học tập Dạy học theo dự án góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Triển khai các dự án học tập cho SV tham gia sẽ gắn những kiến thức được học trong môn “Phương pháp dạy học lịch sử” với thực tiễn. Thông qua thực hiện dự án sinh viên thu nhận những kiến thức, kĩ năng về tổ chức dạy học và những yếu tố làm nên những giờ học hiệu quả, đồng thời bồi dưỡng thái độ đúng đắn với nghề nghiệp. Các dự án được thiết kế gắn với hình thức tổ chức dạy học tại Bảo tàng như: Thiết kế hoặc bổ sung các phòng chủ đề; Nghiên cứu về bảo tàng (theo chủ đề: bảo tàng địa phương, khoa học kĩ thuật, lịch sử, dân tộc, nghệ thuật văn hóa…); Thu thập hiện vật và phục chế; Thiết kế trưng bày, gian chủ đề của bảo tàng; Thiết kế trang trí nội thất bảo tàng; Xây dựng đội hạt nhân của bảo tàng; Tổ chức các hoạt động tìm kiếm, nghiên cứu, tham quan, tuyên truyền; Tổ chức các nhóm hướng dẫn viên bảo tàng; Thành lập nhóm “Nhà sử học trẻ”; Triển khai chiến dịch “Về nguồn”, “Tìm giá trị lịch sử”…; Xuất bản tờ báo; Xây dựng b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: