Danh mục

Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.03 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, một lý thuyết hay được nhắc đến và bàn cãi, là lý thuyết “Thế giới phẳng”, mà người khởi xướng là một cây bút nổi tiếng của The New York Times, Thomas L. Friedman. Ông này là một chuyên gia lớn về Trung Đông, thế nhưng ông vẫn luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài Trong những năm gần đây, một lý thuyết hay được nhắc đến và bàn cãi, là lý thuyết “Thế giới phẳng”, mà người khởi xướng là một cây bút nổi tiếng của The New York Times, Thomas L. Friedman. Ông này là một chuyên gia lớn về Trung Đông, thế nhưng ông vẫn luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba. Về “sự đe dọa” này, Friedman luôn sẵn sàng nói với tất cả những ai sẵn lòng nghe. Giáo dục là cuộc tranh đua vươn lên Thomas L. Friedman nhận xét: “Kể từ khi cuộc cách mạng thông tin làm cho tri thức nằm trong tầm tay của bất kỳ người nào truy cập Internet, thì không những luật chơi trên đấu trường kinh tế toàn cầu đã thay đổi, mà chính hành tinh của chúng ta cũng đã đổi thay. Trái Đất một lần nữa trở thành mặt phẳng, bởi vì tất cả bây giờ đều ở vị thế ngang nhau. Và điều đó có nghĩa là, trong cuộc tranh đấu không thương xót vì tương lai của chúng ta, người thắng sẽ là người học tốt, chứ không phải là kẻ may mắn sinh ra trong một đất nước giàu có. Chìa khóa của thành công đang cất giữ ở các trường học. Trong khi đó, như Bill Gates đã nói, nền giáo dục “già cỗi một cách tuyệt vọng” của nước Mỹ đang lâm vào khủng hoảng. Nếu trong bậc tiểu học, trẻ em Mỹ vượt những người đồng trang lứa của mình ở châu Á, thì đến những lớp cuối phổ thông trung học, học sinh Mỹ lại thua. Tức là các trẻ em của chúng ta càng học càng dốt đi...” Với những tiên đoán đầy xúc cảm, Friedman hướng tới các bậc phụ huynh, ông cố đánh thức nước Mỹ đang say giấc mơ tự mãn. “Xin hãy thức dậy đi! Hãy tắt ti-vi, và buộc con mình học tập. Hồi nhỏ, cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại với tôi bài đạo đức rằng: “Con cần ăn cho hết, thật tội lỗi nếu bỏ mứa đồ ăn, trong khi ở Trung Quốc mọi người đang bị đói”. Còn hôm nay, tôi nói với con mình :”Con cần làm hết bài tập để sau có thể ra đời làm việc, ở Trung Quốc người ta nóng lòng mong giành lấy công việc ấy của con đấy!” Thống kê hoàn toàn khách quan cho thấy rằng, các học sinh phổ thông Mỹ hiểu biết kém về những môn khoa học chính xác, nếu so với những em bé cùng lứa tuổi ở nhiều nước khác, trong đó có những đối thủ cạnh tranh tương lai của Mỹ như Ấn Độ và Trung Quốc. Không cần bàn cãi gì nữa, nước Mỹ cần có biện pháp để loại trừ những điểm 2. Từ em bé tài năng đến người dẫn dắt thế giới Thế nhưng, vấn đề ở chỗ là, không thể xây dựng tương lai chỉ bằng việc giải bài tập về nhà. Tiến bộ đi lên theo những con đường không được tiên liệu, còn trường học chỉ dạy những gì nhân loại đã biết rồi. Tương lai bao giờ cũng bắt đầu ở những ngưỡng cửa khác lạ. Kinh nghiệm của những cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật mới nhất cũng nói về điều này. Các thủ lĩnh của cách mạng khoa hoc-kỹ thuật thuộc về nước Mỹ, đất nước thường sinh ra những dạng người kỳ dị, như dân hippi những năm 1960, còn những năm 1980 thì vùi đầu vào điện tử. Trong số những thiên tài máy tính của nước Mỹ, những kẻ kỳ quặc và thích kiếm tìm cái phiêu lưu khác thường luôn chiếm phần trăm cao hơn. Đồng thời, tất cả những con người khổng lồ đã sáng tạo ra thế kỷ XXI này của chúng ta, thì xưa kia đều không từng học nghề hôm nay của mình trong trường phổ thông, bởi đơn giản là khi ấy, trong trường chưa có thày nào sách nào dạy về môn học đó. Như những người chứng kiến kể lại, Bill Gates mỗi buổi sáng đều lặp đi lặp lại với các nhân viên của mình rằng: Tương lai sinh ra không chỉ trong các giảng đường đại học hay phòng thí nghiệm quốc gia, mà tương lai sinh ra cả ở những căn phòng áp mái hay gara xập xệ, bởi vì tiến bộ không chỉ là phát triển kỹ thuật, mà còn là sự mở rộng chân trời tư duy trí tuệ. Nhiều chiến thắng lẫy lừng về khoa học kỹ thuật mà chúng ta đã có được không phải là bằng sự hỗ trợ của cường quốc, mà là nhờ hứng khởi thông tuệ của một cậu bé, cô bé “thần đồng” nào đấy, những tài năng xuất hiện và dẫn dắt thế giới đi tới bước ngoặt quyết định nhất và không hề đoán trước được nhất. Vấn đề là ở chỗ, tìm ở đâu và nuôi dưỡng những tài năng ấy như thế nào? Mấy điển hình về bồi dưỡng “thần đồng” Nước Mỹ trọng thị những người có tài năng và quan tâm đến họ. Cả về trẻ em cũng thế. Những trẻ em có năng khiếu, đó là trường hợp đặc biệt, đòi hỏi có sự chú ý cao và thận trọng trong tiếp xúc. Rất hay là ở Mỹ, sự quan tâm đến các em bé như vậy không chỉ gồm những lời ca tụng và khen ngợi, mà còn cả sự hỗ trợ cụ thể bằng vật chất. “Các bạn là thiên tài” – thượng nghị sĩ Carl Levin tâng bốc những thiếu niên được mời đến điện Capitoli bằng bao nhiêu ngôn từ như vậy. Nhưng các thiếu niên tài năng này tập hợp ở Washington không chỉ để nghe khen cho sướng tai, mà còn để nhận phần thưởng bằng tiền của Viện Davidson giành cho Hỗ trợ tài năng ở những lĩnh vực khác nhau trong hoạt động nhân loại: toán, vật lý, văn chương. Năm nay, cả nước Mỹ có 17 em ...

Tài liệu được xem nhiều: