Danh mục

Giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập, vai trò của tự đánh giá kết quả học tập, sự cần thiết phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên; từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0033 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 125-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Dương Thị Thúy Hà Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học, Viện Nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tự đánh giá kết quả học tập (KQHT) có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình học tập. Tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách đúng đắn giúp cho cá nhân xác định được mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân, trên cơ sở đó họ có kế hoạch điều chỉnh việc học tập đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ học tập; từ đó đề ra phương hướng và biện pháp thích hợp cho việc học tập, rèn luyện của bản thân. Bài viết trình bày khái niệm kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập, vai trò của tự đánh giá kết quả học tập, sự cần thiết phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên; từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm, đó là: thứ nhất, trang bị kiến thức và kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm. thứ hai, tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm, thứ ba, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên đại học sư phạm về năng lực rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm. Từ khóa: biện pháp, kĩ năng, giáo dục, tự đánh giá kết quả học tập, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Vấn đề tự đánh giá kết quả học tập (TĐG KQHT) được các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu cả về lí thuyết và thực hành. Về mặt lí thuyết, qua các nghiên cứu của các tác giả Baron (1990), Shavelson (1992), Bellanca và Berman (1994), Garcia và Pearson (1994), Wiggins (1993),... cho thấy, vai trò của giáo viên (GV) thay đổi, do đó đánh giá (ĐG) phải có sự thay đổi chú trọng hơn đến tự đánh giá (TĐG). Rolheiser (1996) đã đưa ra được mô hình lí thuyết TĐG. Tác giả cho rằng, TĐG đóng một vai trò quan trọng trong một chu kì học tập của người học và khi người học TĐG hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức độ đạt mục tiêu học tập của bản thân. Do đó, TĐG sẽ khuyến khích họ đặt ra mục tiêu cao hơn và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình [1]. Ở Việt Nam, có các tác giả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tự đánh giá như Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc,... đã hệ thống về đánh giá, tự đánh giá và các vấn đề liên quan [2]. Trong nghiên cứu của tác giả Đào Lan Hương Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên, kiểm nghiệm và khẳng định con đường nâng cao khả năng tự đánh giá phù hợp về thái độ học tập môn Toán cho sinh viên. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong nghiên cứu Xây dựng, sử dụng câu trắc nghiệm khách quan và câu tự luận ngắn trong đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học”, trong phần thuật ngữ và khái niệm đã đề cập Ngày nhận bài: 11/2/2020. Ngày sửa bài: 13/3/2020. Ngày nhận đăng: 20/3/2020. Tác giả liên hệ: Dương Thị Thúy Hà. Địa chỉ e-mail: duongha108@gmail.com 125 Dương Thị Thúy Hà đến tự đánh giá và xem nó như một hình thức đánh giá dự báo (chẩn đoán) là một hình thức phổ biến của kiểm tra - đánh giá quá trình. Có thể thấy rằng vấn đề đánh giá, tự đánh giá trong giáo dục và dạy học được nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của tự đánh giá như: tự đánh giá dưới dạng sự tự phản ánh của người học, mô hình lí thuyết tự đánh giá, một số kĩ thuật để tự đánh giá, các nguyên tắc chung nhất về đánh giá cũng như nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá,... và khẳng định tự đánh giá KQHT là kĩ năng quan trọng cần hình thành cho sinh viên (SV) sư phạm [3, 4]. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho SV chưa được chú trọng, chưa có những nghiên cứu tổng thể về giáo dục phát triển kĩ năng tự đánh giá cho SV mà chỉ có các nghiên cứu những khía cạnh riêng biệt, vì vậy, trong bài báo này nghiên cứu sự cần thiết phát triển kĩ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự cần thiết phải phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm 2.1.1. Kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập Tự đánh giá kết quả học tập là bộ phận của quá trình đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: