Danh mục

Giáo dục STEM gắn với sáng tạo, khởi nghiệp tại phòng Falab của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục STEM tại Phòng Fablab của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore với mục đích cung cấp cho người học những năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm 4.0, tạo điều kiện để người lao động thuận lợi và dễ dàng đến với sáng tạo và khởi nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng suốt cuộc đời, theo điều kiện cụ thể, nhu cầu, nguyện vọng và sở thích cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục STEM gắn với sáng tạo, khởi nghiệp tại phòng Falab của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore Giáo dục STEM gắn với sáng tạo, khởi nghiệp tại phòng Falab của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore Phan Trần Phú Lộc Tóm tắt Giáo dục STEM trong môi trường Fablab có liên quan mật thiết đến sáng tạo và khởinghiệp. Mục tiêu của giáo dục STEM trong môi trường Fablab là: Khuyến khích ý tưởng mới.Phòng Fablab là nơi thích hợp để người học đưa ra ý tưởng mới và sáng tạo. Họ được khuyếnkhích tạo ra các sản phẩm và giải pháp độc đáo dựa trên những ý tưởng này. Điều này giúp họphát triển khả năng tư duy sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới. Đồng thời phòng Fablabcung cấp các công cụ và thiết bị cần thiết để người học chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm.Điều này cho phép họ kiểm tra và hoàn thiện ý tưởng của mình, từ đó khám phá khả năng thựchiện và tiềm năng thương mại của sản phẩm. Phòng Fablab trở thành một nền tảng để ngườihọc phát triển ý tưởng khởi nghiệp. Họ có thể thử nghiệm các mô hình, xây dựng nguyên mẫuvà tìm cách triển khai ý tưởng của mình trong thị trường thực tế. Giáo dục STEM gắn với sángtạo, khởi nghiệp tại Phòng Fablab của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore tạo điềukiện thuận lợi để người học nắm bắt bước đầu trong việc khởi nghiệp. Từ khóa: Giáo dục STEM; Thí nghiệm chế tạo; Fablab; Khởi nghiệp; Sáng tạo 1. Mở đầu Ngày nay, giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên toàn thếgiới như Mỹ, Úc, Phần Lan, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Có thể thấy rằng giáo dục STEMtrên thế giới đã trở thành xu hướng và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới.Giáo dục STEM không chỉ giúp cho người học hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể rút ngắnkhoảng cách giữa kiến thức hàn lâm tới thực tiễn sản xuất để tạo ra được những sản phẩm trongcuộc sống hàng ngày. Việc mở cửa các Fablab cho đối tượng người học cũng mang lại rất nhiều lợi ích như đưangười học đến với các công nghệ mới, phát triển nhận thức, tư duy sáng tạo và đổi mới, pháthiện các cá nhân/ nhóm tài năng. Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng, nguồn ý tưởng sángtạo trong tương lai. Hệ thống Fablab trên toàn thế giới cũng được hình thành từ một thực trạngchung, tất cả mọi người đều có ý tưởng nhưng không phải ai cũng có thể vào phòng thí nghiệmtại các trường đại học để thực hiện ý tưởng của mình. Từ đó, các Fablab xuất hiện ngày mộtnhiều với mong muốn có thể tạo nên những phòng thí nghiệm chế tạo mở mà ai cũng có quyềnđược đến và sử dụng. Bình Dương đã thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh BìnhDương, Trung tâm trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương. Một trong nhữngnhiệm vụ của trung tâm là kết nối với các phòng thí nghiệm chế tạo (Fablabs) tại các trườngtrên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó có phòng Fablab tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam –Singapore, nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể đến các phòng Fablab để biến ý tưởng,sáng tạo của mình thành hiện thực. Đặc biệt là đối với học sinh sinh viên thì việc giáo dụcSTEM tại các phòng Fablab phát huy hiệu quả của quá trình dạy học, giúp rút ngắn khoảngcách từ lý thuyết hàn lâm đến thực hành định hướng sản phẩm ứng dụng phục vụ đời sống xãhội. 2. Giáo dục STEM gắn với sáng tạo, khởi nghiệp tại phòng Falab của Trường Caođẳng nghề Việt Nam – Singapore 661 2.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1. Giáo dục STEM Trong khoảng hai thập niên gần đây, phương pháp giáo dục STEM đã trở nên phổ biến ởMỹ, Úc, New Zealand, Phần Lan… Giáo dục STEM tích hợp các yếu tố: Science: Khoa học Technology: Công nghệ Engineering: Kỹ thuật Math: Toán học Các bài học STEM luôn dựa trên những câu chuyện hoặc những vấn đề xảy ra trong thựctế. Nhờ đó, người học cảm thấy những bài học trở nên sinh động và gần gũi. Các chủ đề họctập rất phong phú, không chỉ về khoa học mà còn về xã hội, văn hóa, và các môn nghệ thuật. Ởđó, người học được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo về các môn nghệ thuật, các kiến thứcvề lịch sử và nhân văn để tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị và ý nghĩa cho xã hội. Giáo dụcSTEM không chỉ giúp cho người học hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể rút ngắn khoảngcách giữa kiến thức hàn lâm tới thực hành để tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàngngày. 2.1.2. Phòng thí nghiệm chế tạo – Fablab Từ Fablab là viết tắt của Fabrication Laboratory, nghĩa là Phòng thí nghiệm chế tạo.Fablab là một không gian đầy đủ các công cụ và thiết bị để người dùng có thể tự sản xuất vàchế tạo các đồ vật, từ các sản phẩm vật lý như đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại cho đến các sản phẩmđiện tử và khối lượng nhỏ. Các Fablab thường sử dụng công nghệ máy in 3D, máy tiện CNCvà các công cụ cắt laser để giúp người dùng tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình. Ý tưởng về Fablab được hình thành bởi nhà phát minh và cũng là nhà khoa học nổi tiếngNeil Gershenfeld tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ từ năm 2001. Ý tưởng củaông rất đơn giản: cung cấp môi trường, kỹ năng, vật liệu và các công nghệ tiên tiến để tạo rasản phẩm thử nghiệm một cách dễ dàng và nhanh chóng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đồngthời phát triển mở rộng đến mọi nơi để cho doanh nhân, sinh viên, kỹ sư, doanh nghiệp hay bấtkỳ cá nhân nào có ý tưởng đều có thể tạo ra một sản phẩm mới. Fablab là một xưởng chế tạo được thành lập để truyền cảm hứng cho tất cả mọi ngườitrong cộng đồng từ trẻ em đến người lớn, từ học sinh đến sinh viên, từ cá nhân đến cộng đồng,bao gồm cả các doanh nghiệp, viện trường biến ý tưởng của họ thành sản phẩm mới (thửnghiệm) bằng cách tạo điều kiện cho họ sử dụng một loạt các máy móc, thiết bị sản xuất cầnthiết. Mục tiêu của các phòng thí nghiệm này chính là thúc đẩy sự mày mò sáng tạo, phát triểncác sáng kiến, các sản phẩm m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: