Danh mục

Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.97 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng và toàn thể dân tộc Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích: Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải thông qua giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thông qua môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thực trạng và giải phápHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG QUAMÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Thu Hằng1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: hangntt1@utc.edu.vnTóm tắt: hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảngvà toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ đó đang đặt ra những yêu cầu về xây dựng conngười mới có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, kế thừa và phát huy truyền thống yêunước của ông cha ta để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng và văn minh. Sinh viên chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, cần phảităng cường giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết cho sinh viên. Bài viết tập trungphân tích: giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Giao thông vậntải thông qua giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.Từ khóa: truyền thống yêu nước, giảng viên, sinh viên, giảng dạy, Đường lối cáchmạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong gia đoạn hiện nay, Việt Nam phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng.Bên cạnh cơ hội, dân tộc ta cũng gặp không ít thách thức, đặc biệt, mặt trái của xu thếhội nhập và nền kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và cả mộtbộ phận sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Trong khi đó, ở một số trườngđại học, việc giáo dục cho sinh viên về truyền thống, đạo đức, lối sống; quyền lợi vàtrách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc cũng chưa được coi trọng đúng mức. Thựctế này dẫn đến việc một bộ phận sinh viên không nhận thức rõ được lòng tự hào, tự tôndân tộc; mơ hồ về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, đất nước.Vì vậy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên được đặt ra một cách cấpthiết trong quá trình giảng dạy ở trường đại học, nhất là những môn khoa học Mác –Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN nóiriêng.2. NỘI DUNG2.1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam-482-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống,đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời nàysang đời khác từ xưa đến nay. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống vănhóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm,được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏhẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sốnggắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương). Truyền thống yêu nước có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên hiểu mộtcách khái quát nhất, truyền thống yêu nước là một bộ phận cấu thành hệ giá trị truyềnthống của dân tộc Việt Nam, hình thành trong quá trình dựng nước và gữi nước, đượctruyền lại, tiếp nối, phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác cho đến ngày nay. Khi nói về truyền thống yêu nước, Bác Hồ kính yêu đã viết: “Một năm khởi đầutừ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [1]. Làmột lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Bác thấu hiểu vai trò vô cùngto lớn của tầng lớp thanh niên – sinh viên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộcbảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Để phát huy vai trò và sức mạnh của sinh viên -tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục sinh viên một cách toàn diện và chu đáo. Do ý thứcmột cách sâu sắc về vấn đề này nên trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng củamình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, dành cho họ mộtsự quan tâm thích đáng. Trong đó, việc giáo dục tinh thần, truyền thống yêu nước làđiều mà Người đặc biệt chú ý. Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để giáo dục,thuyết phục và tập hợp thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam Thanh niêncách mạng. Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” thiêng liêng, Người còn ân cần căn dặn:“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cáchmạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa“hồng” vừa” chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rấtquan tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: