Danh mục

Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học hiện nay – thực trạng và giải pháp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vị trí, vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học; Thực trạng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học hiện nay; Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học hiện nay – thực trạng và giải phápHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lê Thị Thúy1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội *Email: thuy.dhgtvt@gmail.comTóm tắt. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bãođã tác động đến mọi mặt đời sống toàn cầu. Bên cạnh những cơ hội thúc đẩy phát triểncũng đang đặt ra không ít những thách thức đối với các nước đang phát triển. Tronggiáo dục đại học ở Việt Nam, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã vàđang làm cho một bộ phận sinh viên ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống. Vì vậy, để phát triển bền vững cần tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,đạo đức nhằm trang bị cho sinh viên lập trường tư tưởng chính trị, sống theo đúngchuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc.Từ khóa: Giáo dục, chính trị, tư tưởng, đạo đức, trường đại học, truyền thống văn hóadân tộc1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kết luận số 94 – KL/TW ngày 28 tháng 03 năm 2014 của Ban Bí thư về việc tiếptục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã nhậnđịnh “Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằmtạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạotrong đời sống xã hội”[1]. Từ nhận định của Ban Bí thư và từ thực tế cuộc sống, chúngta có thể khẳng định rằng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học,cao đẳng luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần hết sức chú trọng. Tuynhiên, nhiều năm lại đây việc giảng dạy các môn học này bên cạnh những thành tựuđạt được thì cũng đang bộc lộ những bất cập đáng kể. Để quá trình dạy và học mônhọc này thu được những kết quả như mong muốn, chúng ta cần có cái nhìn toàn diệnhơn từ nhiều góc độ cả phía người dạy, người học và nội dung chương trình, thời giandành cho môn học, để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp, khắc phục hạn chế, pháthuy thành tựu trong dạy và học môn học này.2. NỘI DUNG2.1 Vị trí, vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học-466-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Giáo dục nhà trường, nhất là giáo dục ở bậc cao đẳng, đại học, là đào tạo conngười cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của sựphát triển đất nước. Bên cạnh việc đào tạo sinh viên theo từng lĩnh vực chuyên mônchuyên sâu, đào tạo kỹ năng nghề để sau khi ra trường họ có thể hoạt động theo lĩnhvực chuyên môn đã được đào tạo; thì việc giáo dục lập trường tư tưởng, bản lĩnh chínhtrị, đạo đức, lối sống, cho sinh viên là một công việc không thể xem nhẹ. Trang bị lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức ở các trường đại học hiện nay vớimột khối lượng kiến thức rất rộng, được chắt lọc, kết tinh ở những môn: Triết học Mác– Lê nim, Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Chủ nghĩa xã hôi khoa học, Tư tưởng HồChí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang tính khoa học, vừa mang tínhgiai cấp, có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục rèn luyện lập trường tư tưởng, tudưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Để giáo dục đàotạo sinh viên trở thành những người hữu ích, có đạo đức, có nhân cách, có bản lĩnh,không lệch lạc về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống thì cần sự cộng hưởng của rấtnhiều môn học, nhưng các môn lý luận chính trị đóng một vai trò không nhỏ. Bởi,giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng caođạo đức cách mạng cho sinh viên, nhằm thống nhất ý chí, tư tưởng, phẩm chất cáchmạng và năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên vận dụngnhững hiểu biết ấy vào thực tiễn cuộc sống để phục vụ tốt hơn cho công cuộc xâydựng CNXH, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:“Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảngta đặng để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế…, đểĐảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạngcủa mình” [2].2.2 Thực trạng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại họchiện nay Về ưu điểm: Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tư tưởng chính trị, đạođức cho sinh viên, từ lâu trong các trường đại học, giáo dục lý luận chính trị, đạo đức đãđược tiến hành thường xuyên trong khuôn khổ chương trình và cũng đã thu được nhiềukết quả tốt đẹp. Chúng ta đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên có đức, có tài góp phần tolớn vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Những năm gần đây, do tác động của xu thếhội nhập quốc tế, vấn đề đạo đức và giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh,sinh viên được bàn đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng nhưtrên các diễn đàn về giáo dục. Có nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức, với mục đíchnhìn nhận, xem xét để đưa ra những đánh giá xác thực về thực trạng lập trường tư tưởngchính trị, đạo đức của sinh viên hiện nay và mong muốn đề ra những giải pháp có tínhkhả thi về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học ở Việt Nam hiệnnay. Ở một số trường đại học, giáo dục đạo đức đã thực sự được coi trọng hơn, mônĐạo đức học trở thành một trong những môn học bắt buộc trong chương trình. Có giáotrình riêng. Giáo viên là những người được đào tạo đúng chuyên ngành, tâm huyết vớinghề, thực sự là tấm gương cho sinh viên noi theo. Các hoạt động Đoàn, Hội, cũng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: