Danh mục

Giáo dục ý thức đạo đức cộng đồng từ việc kết nối các chùa liên quan đến một truyền thuyết Phật giáo

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giữa đạo đức Phật giáo nói riêng, đạo đức tôn giáo nói chung và ý thức đạo đức cộng đồng cư dân tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu kết nối hệ thống các chùa chiền liên quan đến truyền thuyết thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Hà Nội phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh và giáo dục ý thức đạo đức cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục ý thức đạo đức cộng đồng từ việc kết nối các chùa liên quan đến một truyền thuyết Phật giáo126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIGIÁO DỤC Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỘNG ĐỒNG TỪ VIỆC KẾT NỐI CÁC CHÙA LIÊN QUAN ĐẾN MỘT TRUYỀN THUYẾT PHẬT GIÁO Bùi Ngọc Kính Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giữa đạo đức Phật giáo nói riêng, đạo đức tôn giáo nói chung và ý thức đạo đức cộng đồng cư dân tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu kết nối hệ thống các chùa chiền liên quan đến truyền thuyết thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Hà Nội phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh và giáo dục ý thức đạo đức cộng đồng. Từ khóa: Đạo đức cộng đồng, truyền thuyết, Từ Đạo Hạnh, giáo dục Nhận bài ngày 15.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019 Liên hệ tác giả: Bùi Ngọc Kính; Email: bnkinh@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mọi người đều thấy “đạo đức” trước hết là vấn đề nhân cách mỗi cá nhân, là câuchuyện của con người cá thể, nhưng ta đồng thời cũng sẽ không bao giờ thấu hiểu đạo đức,thậm chí là “nhìn thấy” đạo đức như là sản phẩm của một người. Ấy là vì con người nhưK. Marx đã nói “là mối tổng hòa của các quan hệ xã hội” [1, tr.11]. Dùng từ của nhà Phậtthì đó chính là chúng sinh. Đạo đức hoạt hiện và chứng tỏ sự tồn tại tất yếu của nó trongquan hệ chúng sinh. Nói cách khác đạo đức trước hết là cái ý thức về chủ thể sống trongquan hệ với tha nhân. Xã hội loài người từ hạt nhân tế bào là gia đình cho đến cộng đồngdân tộc - quốc gia và cao hơn là nhân loại đã bắt đầu từ ý thức đạo đức luân thường đi đếnchung sống hòa bình theo hiến pháp và các công ước. Có thể nói không lúc nào, không nơinào mà con người không tìm cách đặt tất cả các cá nhân vào trong một ý thức gọi là ý thứcđạo đức cộng đồng. Do vậy trước lúc nói đến việc giáo dục ý thức đạo đức cộng đồng(thông qua tín ngưỡng và hoạt động văn hóa tâm linh) ta cũng phải nêu trước một địnhnghĩa khái niệm “ý thức đạo đức cộng đồng”. Một cách định nghĩa được chấp nhận phổbiến là: Ý thức đạo đức cộng đồng là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng tháixúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, tráchnhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xửgiữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Như vậy ta thấy, khi nói đến đạo đức là ta nói đến “hệ thống các quy tắc, chuẩnmực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 127ích của cộng đồng, của xã hội”. Đã là “quy tắc, chuẩn mực” thì không thể là “quy tắc -chuẩn mực” xấu. Nói cách nói đến đạo đức là nói đến giá trị tích cực. Cách nói “đạo đứcxuống cấp” thực ra là cách nói gọn “ý thức đạo đức trong một cộng đồng xuống cấp” - tứccũng nói sự tuân thủ (tự giác) các quy tắc, chuẩn mực hành xử trong quan hệ với tha nhânbị xuống cấp chứ không phải là bản thân quy tắc, chuẩn mực đạo đức xuống cấp. Cái gọilà “ý thức” trong cụm từ “ý thức đạo đức cộng đồng” suy cho cùng là trạng thái tự mìnhnhắc mình (tức tự giác) về việc tuân thủ luân thường đạo lý. Ở trạng thái cao hơn (trạngthái gọi là “có giáo dục” hay “có học”1) tự giác tuân thủ biến thành phản xạ có điều kiện vàtrong tiếng Việt có một từ rất hay chỉ trạng thái đó là “lối sống”. Vậy thì điều rõ ràng là đểcó ý thức đạo đức cộng đồng tốt thì điều không thể không nói đến là “giáo dục”. Có thể làtrong nghĩa phổ thông - “giáo dục” dùng để chỉ việc dạy học, đào tạo nhưng trong trườnghợp liên quan đạo đức nói chung, ý thức đạo đức cộng đồng nói riêng, ý thức đạo đức cộngđồng trong lĩnh vực tôn giáo-tín ngưỡng-sinh hoạt văn hóa tâm linh nói hẹp nữa thì ta nêncó một cách hiểu mềm và mở đối với khái niệm giáo dục. Cần phải tránh đi quan niệm“giáo dục (ý thức) đạo đức” là “dạy đạo đức”, “tổ chức cho học đạo đức”. Thử tưởngtượng cảnh một du khách (không cần bị làm phiền bởi thuyết minh viên) đứng xem bứcbình phong mô tả cảnh Diêm Vương phạt tội trong tòa Tiền Đường (chùa Hạ) ở Chùa Thầyvà suy ngẫm về nghiệp báo. Đó có thể là một người trẻ chưa từng có ý niệm gì về “cõi âm”mà cũng có thể là một học giả am tường triết học mà cũng có thể là nhà phê bình mĩ thuậtdân gian, thậm chí một tín đồ công giáo không xa lạ với các miêu tả địa ngục trong KinhThánh. Mỗi người một phản ứng khác nhau nhưng chúng ta tin rằng sau cuộc du lãm (hayđiền dã, hay hành hương, hoặc đơn giản chỉ là theo bạn đi chơi - như với người trẻ kiachẳng hạn) một xao động trong tâm hồn đã diễn ra và có thể là không trực tiếp tức khắcnhưng lay động nhẹ lối sống của người du khách. Ra khỏi chùa, tạm quên đi những hìnhảnh đáng sợ trên bức bình phong kia, đứng trước mênh mang Hồ Long Chiểu soi sắc thắmcủa những bông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: