Danh mục

Giao nhạc - Âm nhạc trong lễ Tế giao

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tế Giao có từ thời thượng cổ ở Trung Hoa, truyền sang Việt Nam tờ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng lễ Tế Giao. Trời, theo quan niệm phương Đông là đấng chí tôn, giữ gìn vận mệnh và ban phát thái bình hạnh phúc cho muôn dân, nên khi tế Trời, đấng Thiên tử phải giữ vị trí trung gian nối kết giữa Trời - Đất và Con người với vai trò chủ tế. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao nhạc - Âm nhạc trong lễ Tế giao Giao nhạc - Âm nhạc trong lễ Tế giao VÀI NÉT VỀ LỄ TẾ NAM GIAO Tế Giao có từ thời thượng cổ ở Trung Hoa, truyền sang Việt Nam tờ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng lễ Tế Giao. Trời, theo quan niệm phương Đông là đấng chí tôn, giữ gìn vận mệnh và ban phát thái bình hạnh phúc cho muôn dân, nên khi tế Trời, đấng Thiên tử phải giữ vị trí trung gian nối kết giữa Trời - Đất và Con người với vai trò chủ tế. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có những ông vua không “chính danh” mà làm ch ủ tế lễ Tế Giao đã bị đời sau phê phán, như sự việc Hồ Hán Thương tế Giao không thành năm 1402, cũng như trường hợp cuối đời Cảnh Hưng (1740-1786) “ Chúa Trịnh Sâm tranh vào nhiếp tế, năm ấy mất mùa, thóc cao gạo kém, giặc cướp nổi lên khắp mọi nơi, nhân dân ta thán, đổ lỗi tại chúa Trịnh vào chủ tê Giao nên trời giáng tai họa trách phạt”... [1] Đàn Tế Giao của triều Nguyễn là đàn Nam Giao, được xây dựng phía Nam kinh thành Huế vào năm Bính Dần, niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806) [2]. Đàn có 3 tầng : Tầng trên là Đàn thượng, hình tròn (viên đàn); tầng thứ hai là Đàn trung, hình vuông (phương đàn); tầng dưới cùng là Đàn hạ. Ban đầu, 1 hoặc 2 năm tế một lần, đến năm 1890, vua Thành Thái định lại 3 năm một lần, tế vào ngày Tân. Lễ Tế Giao dưới triều Nguyễn được cử hành rất trang nghiêm, trọng thể với đầy đủ các nghi thức, lễ thức quy định của một cuộc tế lễ lớn của triều đ ình. Đào Duy Anh, tác giả Việt Nam Văn hóa Sử c ương đã tóm tắt trình thức cuộc lễ tế Giao như sau : “ Rửa tay (quán tẩy), dâng trầm (thượng hương), dâng tơ lụa (hiến ngọc bạch), dâng đồ cúng (hiến phẩm nghi), dâng rượu (tiến tửu), đọc chúc (tuyên chúc), chia đồ cúng (phân hiến), chia thịt cúng (trí phúc tộ). Trong khi h ành lễ, phải đốt một con trâu cúng trên Tế đàn gọi là “phần sài”… Khi đi thì yên tĩnh mà khi về thì có cử nhạc”.[3] Một số sử sách, tài liệu đã mô tả về lễ Tế Giao trong thời kỳ này rất đầy đủ và chi tiết, như sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ (phần Nhạc chương, Nhạc khí)[4]; Đại Nam Thực Lục ; Tập san Những Người Bạn Cố Đô Huế [5] ; Âm nhạc Truyền thống Việt Nam của Trần Văn Khê ; Lược sử Âm nhạc Việt Nam của Thụy Loan và Những Đại Lễ và Vũ Khúc của Vua Chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề v.v...đã cho chúng ta những nét khái quát về âm nhạc sử dụng trong tế Giao (Giao nhạc). Qua khảo sát các sử liệu, tài liệu trên, chúng tôi tạm tách Giao nhạc làm 3 bộ phận sau, biết rằng, chúng là một thể thống nhất, như mối quan hệ khăng khít đặc trưng giữa chúng với phần Lễ vậy. 1- DÀN NHẠC TRONG LẾ TẾ GIAO Theo các tư liệu lịch sử, chúng ta biết được trong lễ Tế Giao qua các đời vua Nguyễn có sự tham gia diễn tấu của các d àn nhạc có tên gọi như : Nhã nhạc, Nhạc huyền, Đại nhạc, Ti trúc tế nhạc, Ty chung, Ty khánh, Ty kỳ cổ, Tiểu nhạc v.v... Những dàn nhạc này được kê trong các trình thức của lễ tế Giao, và có sự quy định vị trí cho từng loại dàn nhạc ở Đàn thượng, Đàn trung hay Đàn hạ, tùy theo chức năng của mỗi loại dàn nhạc sử dụng trong tiến trình Lễ. Ở mỗi lễ thức, các dàn nhạc diễn tấu dưới sự điều khiển hiệu lệnh của quan Thông tán. Gs. Trần Văn Khê cho biết trong lúc tế lễ dàn nhạc tấu nhạc theo các ca chương do các ca sinh diễn xướng. Tuy vậy, đọc các bài mô tả chi tiết lễ Tế Giao của Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề cũng như của L. Cadière,[6] chúng ta thấy, rất nhiều bước trong các lễ thức, lúc chỉ riêng dàn nhạc tấu, thì không rõ là tấu những bài bản nào. Vấn đề tên gọi các dàn nhạc, riêng Cadière, (qua bản dịch của Đặng Như Tùng, Bửu Ý hiệu đính), chỉ thấy có 2 tên dàn nhạc được tấu trong từng bước lễ là : nhạc lễ cử...và đại nhạc cử... Trong khi đó, 2 tác giả của Những Đại lễ và Vũ khúc của Vua chúa Việt Nam thì mô tả, giới thiệu khá chi tiết các loại dàn nhạc và cả số lượng nhạc cụ, như Nhạc huyền, Nhã nhạc, Đại nhạc, Ty chung, Ty khánh, lại có cả Phường Bát âm...Tuy vậy, trong trình thức chi tiết các bước lễ, cũng chỉ nghe tên 2 loại dàn nhạc do quan Thông tán xướng : Bát âm nổi nhạc...và Đại nhạc tác. Vì vậy, chúng ta không thể biết Bát âm ở đây là dàn Nhạc huyền, dàn Nhã nhạc hay là Phường Bát âm nêu trên ? Một số nhạc cụ tại Lễ Tế giao xưa: Biên chung, Ngữ, đàn cầm, Ảnh tư liệu Trung tâm Bảo Tồn Di tích Cố đô Huế Ảnh tư liệu Trung tâm Bảo Tồn Di tích Cố đô Ban nhạc trong lễ Tế giao. Hu ế Theo chúng tôi, có thể tác giả dùng tên gọi Bát âm để chỉ Nhạc lễ chính, là dàn Nhã nhạc biên chế 20 nhạc cụ với 12 chủng loại mà tác giả đã mô tả trước đó. Dàn nhạc này gần với dàn Nhã nhạc có cơ chế Bát âm mà Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ mô tả và gọi là chính nhạc, đời xưa dùng tế giao miếu. Hơn nữa, trong quá trình mô tả lễ tế Giao, 2 tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề đa giới thiệu 3 dàn nhạc được gọi là Nhã nhạc nhưng có ...

Tài liệu được xem nhiều: