Danh mục

Giao tiếp kinh doanh

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.73 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng là một trong những hình thức giao tiếp trong kinh doanh, nhằm mục đích tăng sự hiểu biết và tính thân thiện trong quá trình hợp tác, làm ăn với nhau. phục vụ cho lợi ích chung. Trong quá trình vui vẻ trong bữa tiệc, khách và chủ có thể kết hợp bàn bạc những vấn đề có quan hệ với kinh doanh một cách tự nhiên và cởi mở, nhiều trường hợp có thể dẫn tới ký kết các hợp đồng kinh tế có lợi cho cả đôi bên. Trong quá trình ăn uống, tính cách của con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao tiếp kinh doanh NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁCH XỬ SỰ KHI THAM GIA DỰ TIỆC HOẶC TỔ CHỨC MỘT BUỔI TIỆC TRONG KINH DOANH 1. Mục đích: Cũng là một trong những hình thức giao tiếp trong kinh doanh, nhằm mục đích tăng sự hiểu biết và tính thân thiện trong quá trình hợp tác, làm ăn với nhau. phục vụ cho lợi ích chung. Trong quá trình vui vẻ trong bữa tiệc, khách và chủ có thể kết hợp bàn bạc những vấn đề có quan hệ với kinh doanh một cách tự nhiên và cởi mở, nhiều trường hợp có thể dẫn tới ký kết các hợp đồng kinh tế có lợi cho cả đôi bên. Trong quá trình ăn uống, tính cách của con người cũng được thể hiện một cách rõ nét: tế nhị hay thô lỗ, lịch sự hay vụng về, điềm đạm hay hung hãn v.v.. 2. Nếu bạn là người được chiêu đãi: Nên tế nhị để ý đến dự tính của chủ bữa tiệc. Ý định chiêu đãi của họ. Nếu là người thân quen, có thể hỏi rõ ý đồ của chủ tiệc để gọi thức ăn, đồ uống phù hợp với khả năng thanh toán của chủ tiệc. 3. Khách mời: Cần chú ý để tránh những khác biệt về trình độ văn hóa, địa vị xã hội trong thành phần khách dự tiệc để họ có thể hòa đồng với nhau trong câu chuyện, làm cho bầu không khí của bữa tiệc thêm vui vẻ, tự nhiên... 4. Thủ tục ngồi vào bàn tiệc: Nếu là bữa tiệc trong ngày vui, người chủ tiệc sẽ hướng dẫn chỗ ngồi cho khách. Người đàn ông sẽ kéo ghế mời phụ nữ bên tay phải của mình. Chờ cho chủ tiệc mở khăn ăn xong thì bạn mới mở khăn ăn của mình và đặt lên đùi. Cuối bữa tiệc, xếp gọn gàng khăn ăn lại và nhẹ nhàng đặt lên trên bàn ăn, bên trái hoặc bên phải đĩa ăn. 5. Tiệc nguội: Khi chủ tiệc tuyên bố bữa tiệc đã sẵn sàng, hãy bước vào nhà hàng và tự phục vụ. Khi vào nên nhường cho những người lớn tuổi, phụ nữ đi trước. Chỉ nên lấy thức ăn vừa đủ. Nếu cần bạn có thể lấy thức ăn nhiều lần, không nên ngần ngại, vì đó cũng là một lời khen kín đáo đối với thức ăn trong bữa tiệc. 6. Trình tự tiếp thức ăn: Tiếp thức ăn có thể bắt đầu từ người khách danh dự bên tay phải của chủ tiệc, hoặc từ người phụ nữ ngồi bên tay phải của chủ tiệc, rồi theo thứ tự xung quanh bàn ăn. Thức ăn được tiếp từ tay bên trái người được phục vụ. Ngược lại, khi rót đồ uống thì từ bên tay phải. Không cần thiết phải cảm ơn người phục vụ khi đang tiếp thức ăn cho mình. Nếu cần từ chối một món ăn nào đó, bạn chỉ cần nói: “Không, xin cảm ơn” (no, thanks) là đủ. 7. Trên bàn ăn: Khi đang ăn không nên tỳ khuỷu tay lên bàn. Không nên bẻ vụn bánh mì hay bánh quy nhặt cho vào đĩa xúp. Khi dùng món xúp phải nhẹ nhàng, không nên gây tiếng động lớn. 8. Phải tự nhiên nhưng lịch sự khi ăn uống: Bạn có thể tự nhiên khi dùng món ăn mà mình ưa thích, không nhất thiết phải chừa lại một ít để chứng minh mình là người lịch sự, nhưng cũng không nên vét sạch thức ăn trên đĩa. 9. Khi vô ý đánh rơi dụng cụ ăn: Trường hợp bạn đánh rơi thìa, đũa... bạn không nên tự mình cúi xuống nhặt. Việc này đã có người phục vụ quán xuyến hoặc người chủ tiệc quán xuyến cho bạn. Trường hợp đặc biệt, Bạn có thể hỏi: “Xin vui lòng cho tôi xin một chiếc thìa khác”. 10. Khi cần thiết phải chuyển bình đựng đồ uống cho người khác, phải đưa tay cầm đồ vật về phía người ấy. 11. Nếu không may gặp món ăn quá cay, mặn, hoặc không hợp khẩu vị của mình phải kiên trì chịu đựng, tránh tỏ thái độ cau có khó chịu. 12. Cố gắng hạn chế không nên hút thuốc sau bữa ăn, nếu bạn có nhu cầu hút thuốc lá, nên hút ở nơi quy định. Trường hợp đặc biệt ở trên bàn có gạt tàn, bạn có thể xin phép hút thuốc. 13. Khi thấy món ăn ngon, nên tỏ lòng khen ngợi, nhưng nếu bữa ăn kém chất lượng cũng không nên nịnh hót lộ liễu mà nên tìm các chi tiết tốt để động viên, để không là phiền lòng chủ bữa tiệc. 14. Kết thúc bữa tiệc, chủ tiệc đứng dậy cảm ơn, khách sẽ lần lượt đứng dậy theo; nam giới cần kéo ghế giúp cho người phụ nữ ở bên phải bước ra trước, sau đó, xếp ghế vào rồi mới bước ra khỏi phòng tiệc. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 1. Một số nguyên tắc chung trong giao tiếp: Giao tiếp lịch sự, trung thực phải được xuất phát từ cái tâm. Trên cơ sở đó mới có sự tôn trọng người khác, mới thực hiện được nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp, đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh và uy tín cho cá nhân. Một con người dù có thông hiểu các nghi thức xã giao, nhưng thiếu cái “tâm” trong giao tiếp thì người ngoài sẽ cảm thấy sự gượng gạo, thiếu chân thực trong quá trình giao tiếp. Phải tôn trọng không chỉ các cụ già, phụ nữ, người tàn tật mà là với tất cả mọi người, kể cả các em nhỏ. 2. Coi khách hàng là đối tượng của doanh nghiệp: nụ cười là tấm bảng quảng cáo đẹp nhất để mời mọc là giữ chân khách hàng. Phải làm sao để khi khách hàng bước vào cửa tiệm của bạn, họ cảm thấy mình là người quan trọng nhất, thông minh nhất. Người trung hoa có câu: “người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm”. Fletcher phân tích như sau: - Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lời thật nhiều. - Một nụ cười không làm nghè ...

Tài liệu được xem nhiều: