Giao tiếp trong công sở: đơn giản mà phức tạp
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 189.89 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để thành công trong công việc, bạn không chỉ cần đến kỹ năng và sự chăm chỉ, mà bạn còn cần những mối quan hệ. Muốn có những mối quan hệ tốt và có lợi, tất nhiên là khả năng giao tiếp của bạn phải thật tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao tiếp trong công sở: đơn giản mà phức tạp Giao tiếp trong công sở: đơn giản mà phức tạp Để thành công trong công việc, bạn không chỉ cần đến kỹ năng và sự chăm chỉ, mà bạn còn cần những mối quan hệ. Muốn có những mối quan hệ tốt và có lợi, tất nhiên là khả năng giao tiếp của bạn phải thật tốt. Vậy cách nào để trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình đây? 1/ Chú ý đến nội dung, chứ không phải người phát ngôn: Trong công ty, chắc chắn sẽ có những đồng nghiệp bạn thích và không thích. Bạn luôn tiếp nhận ý kiến và hào hứng trao đổi thông tin với những người bạn thích, nhưng còn những đồng nghiệp bị bạn không thích thì sao? Bạn không thể tránh xa hay cô lập họ, vì các bạn làm cùng một tập thể, tất cả phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Khi bàn bạc đến nội dung công việc, bạn nên bỏ qua hết những hiềm khích cũng như những ấn tượng xấu về người phát ngôn, bạn chỉ nên chú tâm đến nội dung mà họ truyền đạt. 2/ Chú ý đến Tại sao? chứ không phải là Cái gì? Khi nhận được một thông tin, bạn không nên chỉ chăm chăm đến từng câu chữ của mẩu thông tin đó, việc này có thể làm bạn bối rối hoặc bực mình. Hãy suy nghĩ xem vì sao thông tin này lại được truyền đến bạn, và nó có tác dụng gì với bạn không? Mọi chuyện không tự nhiên mà xảy đến với bạn. 3/ Hãy lắng nghe rồi hãy đánh giá: Hãy lắng nghe thật kỹ, suy nghĩ thật cẩn thận rồi hãy đánh giá. Nếu được, bạn nên nghe hết thông tin rồi hãy đưa ra kết luận (trong trường hợp bạn không cần phải đưa ra quyết định nhanh). Việc này nghe qua khá đơn giản, nhưng nó đòi hỏi ở bạn sự vô tư, công bằng và óc phán đoán tốt. 4/ Có thể dùng chữ viết thay cho lời nói: Trong một số trường hợp bạn phải liên lạc công việc với một đồng nghiệp có tính hay quên hoặc không thể tập trung vào câu chuyện bạn nói, hãy viết mail để truyền đạt thông tin thay vì nói trực tiếp. Hoặc giả dụ, bạn là người truyền đạt không được tốt lắm, hãy viết thay vì nói. Vì khi viết, ta có thời gian để chỉnh sửa câu chữ và ý tứ rõ ràng hơn. 5/ Thông tin đơn giản, dễ hiểu: Để đạt được điều này, bạn phải sử dụng từ ngữ thật đơn giản, ý tứ thật xúc tích. Tránh dùng quá nhiều câu ghép, câu tối nghĩa, từ ngữ chuyên ngành, từ địa phương. Bên cạnh đó, bạn nên để ý đến phản ứng của người tiếp nhận, nếu thấy họ tỏ vẻ bối rối hay khó hiểu, hãy dừng lại và giải thích thật rõ ràng. 6/ Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng: Uy tín khó xây dựng nhưng dễ phá vỡ. Để có được niềm tin yêu, quý mến, sự tôn trọng của mọi người, đây là một quá trình lâu dài, khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong đối nhân xử thế và giải quyết công việc. Hãy thử so sánh: bạn thích lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ một người có uy tín, được mọi người tôn trọng hay từ một người suốt ngày cứ bô lô ba la mà chẳng làm nên việc gì? (Bộ phận tư vấn VieclamBank)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao tiếp trong công sở: đơn giản mà phức tạp Giao tiếp trong công sở: đơn giản mà phức tạp Để thành công trong công việc, bạn không chỉ cần đến kỹ năng và sự chăm chỉ, mà bạn còn cần những mối quan hệ. Muốn có những mối quan hệ tốt và có lợi, tất nhiên là khả năng giao tiếp của bạn phải thật tốt. Vậy cách nào để trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình đây? 1/ Chú ý đến nội dung, chứ không phải người phát ngôn: Trong công ty, chắc chắn sẽ có những đồng nghiệp bạn thích và không thích. Bạn luôn tiếp nhận ý kiến và hào hứng trao đổi thông tin với những người bạn thích, nhưng còn những đồng nghiệp bị bạn không thích thì sao? Bạn không thể tránh xa hay cô lập họ, vì các bạn làm cùng một tập thể, tất cả phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Khi bàn bạc đến nội dung công việc, bạn nên bỏ qua hết những hiềm khích cũng như những ấn tượng xấu về người phát ngôn, bạn chỉ nên chú tâm đến nội dung mà họ truyền đạt. 2/ Chú ý đến Tại sao? chứ không phải là Cái gì? Khi nhận được một thông tin, bạn không nên chỉ chăm chăm đến từng câu chữ của mẩu thông tin đó, việc này có thể làm bạn bối rối hoặc bực mình. Hãy suy nghĩ xem vì sao thông tin này lại được truyền đến bạn, và nó có tác dụng gì với bạn không? Mọi chuyện không tự nhiên mà xảy đến với bạn. 3/ Hãy lắng nghe rồi hãy đánh giá: Hãy lắng nghe thật kỹ, suy nghĩ thật cẩn thận rồi hãy đánh giá. Nếu được, bạn nên nghe hết thông tin rồi hãy đưa ra kết luận (trong trường hợp bạn không cần phải đưa ra quyết định nhanh). Việc này nghe qua khá đơn giản, nhưng nó đòi hỏi ở bạn sự vô tư, công bằng và óc phán đoán tốt. 4/ Có thể dùng chữ viết thay cho lời nói: Trong một số trường hợp bạn phải liên lạc công việc với một đồng nghiệp có tính hay quên hoặc không thể tập trung vào câu chuyện bạn nói, hãy viết mail để truyền đạt thông tin thay vì nói trực tiếp. Hoặc giả dụ, bạn là người truyền đạt không được tốt lắm, hãy viết thay vì nói. Vì khi viết, ta có thời gian để chỉnh sửa câu chữ và ý tứ rõ ràng hơn. 5/ Thông tin đơn giản, dễ hiểu: Để đạt được điều này, bạn phải sử dụng từ ngữ thật đơn giản, ý tứ thật xúc tích. Tránh dùng quá nhiều câu ghép, câu tối nghĩa, từ ngữ chuyên ngành, từ địa phương. Bên cạnh đó, bạn nên để ý đến phản ứng của người tiếp nhận, nếu thấy họ tỏ vẻ bối rối hay khó hiểu, hãy dừng lại và giải thích thật rõ ràng. 6/ Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng: Uy tín khó xây dựng nhưng dễ phá vỡ. Để có được niềm tin yêu, quý mến, sự tôn trọng của mọi người, đây là một quá trình lâu dài, khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong đối nhân xử thế và giải quyết công việc. Hãy thử so sánh: bạn thích lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ một người có uy tín, được mọi người tôn trọng hay từ một người suốt ngày cứ bô lô ba la mà chẳng làm nên việc gì? (Bộ phận tư vấn VieclamBank)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp kinh doanh giao tiếp ứng xử giao tiếp xã hội nghệ thuật giao tiếp kinh nghiệm giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
3 trang 280 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 224 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà)
46 trang 190 2 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 189 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 189 0 0 -
3 trang 186 0 0
-
26 điều cấm kỵ trong giao tiếp hiện đại
4 trang 140 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Nhập môn quản trị kinh doanh - Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh
4 trang 138 0 0 -
nghệ thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao tiếp
217 trang 138 0 0