Tình tri kỷ theo Montaigne và La Fontaine Cha mẹ, anh em là những người trời cho ta. Bạn bè, vợ chồng là những người ta tự lựa chọn lấy. Có lẽ chưa ai rõ chân tướng của tình tri kỷ bằng Montaigne trong đoạn sau này : “Trong tình tri kỷ mà tôi nói đó, những tâm hồn tan lẫn vào với nhau thành một sự hoà hợp hoàn toàn … Nếu người ta bắt tôi nói tại sao tôi yêu anh ấy thì tôi thấy rằng chỉ có thể giảng lòng yêu của tôi bằng câu này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIAO TÌNH (2)
CHƯƠNG XVI
GIAO TÌNH (2)
I. Tình tri kỷ theo Montaigne và La Fontaine
Cha mẹ, anh em là những người trời cho ta. Bạn bè, vợ chồng là
những người ta tự lựa chọn lấy. Có lẽ chưa ai rõ chân tướng của tình tri kỷ
bằng Montaigne trong đoạn sau này : “Trong tình tri kỷ mà tôi nói đó, những
tâm hồn tan lẫn vào với nhau thành một sự hoà hợp hoàn toàn … Nếu người
ta bắt tôi nói tại sao tôi yêu anh ấy thì tôi thấy rằng chỉ có thể giảng lòng yêu
của tôi bằng câu này : “Bởi vì là anh ấy , bởi vì là tôi”…Tâm hồn chúng tôi
cùng yêu nhau nhiệt liệt và do lòng yêu đó mà thấy rõ đáy lòng của nhau.
Không những tôi biết tâm hồn anh ấy rõ àng bằng tâm hồn tôi mà chắc chắn
tôi còn sẵn sàng uỷ nhiệm vào anh ấy hơn là vào tôi nữa”.
Tình tri kỷ mà Montaigne tả đó là một lý tưởng rất hiếm thấy. Nó
không thể vì hoan lạc hay lợi mà phát được vì những cái này rất thay đổi.
Nếu vì lợi và hoan lạc thì khi hết lợi , hết vui, tình cũng hết. Epictète khuyên
ta thử ném một cục xương vào giữa hai con chó đương đùa giỡn, mơn trớn
nhau thì thấy ngay tình tri kỷ của vài hạng người . Nhưng tình tri kỷ giữa
những người đạo đức thì khác hẳn. Vì đạo đức bền, cho nên tình của họ cũng
bền.
Hiểu theo nghĩa đó thì tình tri kỷ là một trong những tình thân mật
nhất, êm đềm nhất, êm đềm vì ta yêu hơn là vì ta được yêu. Nó không nặng
nề như bổn phận hoặc quyền lợi, nó chỉ co một mục đích là gây hạnh phúc
lẫn cho nhau, nó có lòng tin, tận tâm, hiến thân ở trong. La Fontaine đã tả rõ
điều đó trong mấy câu sau này :
“Có một người tri kỷ là một sự êm đềm .
Bạn ta tìm những cái ta cần , ở trong đáy lòng ta .
Tránh cho ta khỏi e lệ .
Phải tự tìm lấy .
Một giấc mộng , một cái không ra gì , cái gì cũng làm cho bạn ta sợ.
Khi cái đó liên lạc tới người mà bạn ta yêu.”.
II. Có thể có nhiều tri kỷ được . Nguyên nhân của tình tri kỷ .
Các nhà đạo đức thường tự hỏi câu này :
1) Ta có thể có nhiều tri kỷ được không ?
2) Những cái gì làm nảy nở được tình tri kỷ ?
Nhiều người trả lời câu trên rằng không. Theo họ thì tình tri kỷ là một
tình chuyên nhất. Sự kinh nghiệm cho ta thấy lời đó không đúng. Ta thường
thấy những ban thực thiết tha và tận tâm, họp nhau thành hội, nhất là trong
bọn trẻ. Nhưng những hội đó không có nhiều và ta đừng nên tin những
người cho ai cũng là tri kỷ của mình, gặp ai cũng mở ngay lòng mình ra .
Còn những nguyên nhân của tình tri kỷ thì có người cho rằng tính tình
giống nhau, có người cho vì khác nhau, trái hẳn nhau nữa. Ta nên theo ý
kiến của Aristote mà nhận rằng phải có đủ bấy nhiêu điều kiện, phải như
Chateaubriand nói : Tính khác mà tâm đồng –Nhưng ta nghiệm rằng giữa
những người mà địa vị hay tuổi tác khác nhau quá thì tình tri kỷ khó bền
được vì dù họ có thành thực yêu nhau đi nữa thì rồi không lâu, những sự
mếch lòng, xung đột cũng sẽ xảy ra. Vậy ta nên tìm người ngang hàng mà
kết bạn. Ta cần phải kết bạn vì không những ta cần phải yêu và được yêu mà
còn để có người khuyên bảo, chỉ dẫn, giúp đỡ ta nữa . Ta thực thà kể tâm
tình của ta cho bạn, ta ráng cư xử cho đáng lòng yêu và giữ được lòng yêu
của bạn, khi bạn cần ta giúp, ta hết lòng, như vậy chẳng phải là tình tri k ỷ
đưa ta vào con đường đạo đức và giữ ta ở đường đó ư ? Vì vậy mà cổ nhân
thường hùng hồn ca tụng tình tri kỷ và coi nó là cần thiết cho đạo đức và
hạnh phúc.
III. Tình bè bạn của trẻ . Lựa bạn cho trẻ .
Trẻ con không biết tình tri kỷ mà chỉ biết tình bạn bè thôi. Nhưng tình
bè bạn đó có khi rất mạnh và còn mãi cho tới suốt đời chúng. Ai là người về
già gặp được những bạn từ hồi còn để chỏm mà không vui ? Cho nên ta
không nên cấm trẻ tìm bạn. Những trẻ nào mà cha mẹ cẩn thận quá đỗi, lúc
nào cũng giữ chúng như giữ tù, không dám cho chúng tự do chơi với bạn thì
bao giờ cũng có cái gì giả dối ở trong tâm hồn và không bao giờ được hoàn
toàn sung sướng. Nhưng như vậy không phải là nên cho chúng tự do chọn
bạn vì chúng chưa biết suy xét, lại thiếu kinh nghiệm ,chưa biết phân biệt
bạn xấu và tốt. Cho nên đừng cho chúng chơi với những đứa hư mà tìm cơ
hội cho chúng gần đứa tốt, nhất là những đứa có những đức mà chúng không
có, để chúng bắt chước .
IV. Ái tình . Yêu tức là chọn .Vậy vừa có lý trí vừa có tình cảm ở
trong .
Ái tình được các thi gia và tiểu thuyết gia phân tích và ca tụng rất
nhiều, nhưng các triết gia và giáo dục gia lại ít xét đến .
Theo Platon thì ái tình là một thứ say mê nó phát ra khi tâm hồn ta
tưởng thấy ở một vật gì, bóng dáng cái đẹp, mà kiếp trước ta đã được ngắm .
Schopenhauer thì trái lại, chỉ cho ái tình là một bản năng mà mục đích
duy nhất là sự bảo tồn của giống nòi. Cả hai đều không biết tính cách tuyển
trạch của ái tình : yêu ai là chọn lựa người đó. Platon lại quên không phân
biệt nam, nữ tính, nhưng đã nhận rõ rằng đẹ ...