Danh mục

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 751.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học viên trình bày đầy đủ những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động của CHXHCN Việt Nam; trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và kỹ thuật sử dụng các thiết bị;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN/MÔN HỌC: AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG NGÀNH/NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo quyết định số: …. /QĐ … ngày … tháng … năm … của Hiệu trưởng) Quảng Ninh, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học/mô đun. Nội dung biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ. Khi biên soạn giáo trình tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng, gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn. Giáo trình được thiết kế theo môn học thuộc hệ thống môn học mô đun cơ sở của chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Ngoài ra giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo, đề cương chương trình nhưng do biên soạn lần đầu, thiếu sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quí thầy, cô giáo và bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày … tháng … năm 20….. Nhóm biên soạn Chủ biên: Giáo viên khoa cơ khí xây dựng 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn và bảo hộ lao động Mã môn học: MH08 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 19 giờ, Thực hành: 9 giờ, Kiểm tra 2 giờ) I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí của môn học: Môn học này được bố trí giảng dạy đồng thời (hoặc sau) các môn học chung và các môn học kỹ thuật cơ sở khác của nghề. - Tính chất môn học: Là môn học kỹ thuật cơ sở. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày đầy đủ Những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động của CHXHCN Việt Nam. + Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và kỹ thuật sử dụng các thiết bị Kỹ năng: + HIểu được chế độ phòng hộ lao động và các nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất. phòng chống cháy, nổ, phương tiện cứu thương- Kỹ năng: + Lựa chọn đúng phương pháp và khoảng nhiệt độ nhiệt luyện cho các loại vật liệu khác nhau. + Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị đo cơ tính vật liệu. + Chọn đúng vật liệu cho kết cấu khi biết yêu cầu sử dụng chúng trong thực tế. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong thực tế sản xuất, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 3 III. Nội dung môn học Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Chương 1: Biện pháp phòng hộ lao động 8 8 Chương 2: Kỹ thuật an toàn khi hàn hồ 2 12 11 1 quang tay 3 Chương 3: Vệ sinh công nghiệp 4 4 Chương 4: Phòng cháy chữa cháy và cứu 4 6 5 1 nạn cứu hộ Cộng 30 28 2 4 CHƯƠNG 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG 2.1. Phòng chống tác hại của ánh sáng hồ quang. 2.1.1. An toàn nhằm tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim loại nóng chảy bắn ra Để khắc phục những vấn đề trên, vì vậy trong khi thao tác, cần có những biện pháp an toàn sau: - Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như: mặt nạ , k ính hàn, mũ, găng tay, giày da, quần áo... - Xung quanh nơi làm việc không được để những chất dễ cháy, dễ nổ. Lúc làm việc trên cao phải có những tấm sắt ở dưới vật hàn để tránh những kim loại nóng chảy giọt xuống, làm những người ở dưới bị bỏng hoặc gây nên hỏa hoạn. - Xung quanh những nơi l àm việc phải có nhữ ng tấm che chắn, trưuớc khi mồi hồ quang phải quan sát bên cạnh để tránh những tia sáng hồ quang ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm việc xung quanh. 2.1.2. An toàn nhằm tránh điện giật Để tránh hiện tượng này, người thợ phải có những biện pháp sau: - Vỏ ngoài của máy và cầu dao cần phải được tiế p đất tố t. - T ất cả những d ây dẫn dùng để hàn phải đượ c cách điện tốt. - Khi ngắt điện hoặc đóng cầu dao thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên. - Tất cả các dụng cụ khi hàn như: găng tay, quần áo, giày... phải khô ráo. - Khi làm việc ở nơi ẩm ướt phải đi giày cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để lót dưới chân. - Khi làm việc ở trong những ống tròn và những vật đựng bằng kim loại phải có tấm cách điện ở dưới chân. - Khi hàn ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải trang bị đầy đủ bóng đèn. - Nếu thấy người bị điện giật, phải lập tức ngắt nguồn đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: