Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu nhằm trang bị cho người học những kiến thức và những kỹ năng cơ bản để phục vụ cho quá trình vận hành máy trong thi công sau này. Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại của các bộ phận của máy lu. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các chi tiết của máy lu, từ đó tiến hành được một số những công việc bảo dưỡng thông thường đối với người vận hành máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 18: BẢO DƯỠNG GẦM VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC MÁY LU NGHỀ:VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu nhằm trang bị cho người học những kiến thức và những kỹ năng cơ bản để phục vụ cho quá trình vận hành máy trong thi công sau này. Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại của các bộ phận của máy lu. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các chi tiết của máy lu, từ đó tiến hành được một số những công việc bảo dưỡng thông thường đối với người vận hành máy. Trong quá trình biên soạn giáo trình, Ban biên soạn đã có gắng tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành, tạp chí, thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực máy thi công mặt đường, … với mong muốn cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học trong lĩnh vực các loại máy thi công cơ giới. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến nhận xét để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về: Khoa Máy thi công Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tam Điệp, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Trần Văn Dũng 2 MỤC LỤC Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy lu 4 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái máy lu 4 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực máy lu 4 3. Các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực máy lu 5 4. Bảo dưỡng kỹ thuật của hệ thống truyền lực máy lu 14 Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống lái máy lu 15 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái máy lu 15 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái máy lu 15 3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái máy lu 18 Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống phanh máy lu 19 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh máy lu 19 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh máy lu 19 3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh máy lu 22 Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy lu 23 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống di chuyển máy lu và thiết bị công tác máy 23 lu 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống di chuyển máy lu và thiết bị công 23 tác máy lu 3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống di chuyển và thiết bị công tác máy lu 25 Tài liệu tham khảo 27 3 Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy lu 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái máy lu 1.1. Nhiệm vụ Phần truyền lực của máy lu gồm một loạt các bộ phận dùng để truyền hoặc cắt động lực từ động cơ đến bánh chủ động, đồng thời thay đổi hướng chuyển động, tốc độ, lực kéo phù hợp với điều kiện làm việc của máy. 1.2. Yêu cầu - Độ chính xác cao, tính chủ động tốt. - Phù hợp với từng điều kiện làm việc. 1.3. Phân loại - Hệ thống truyền lực thủy lực : có loại thủy động và loại thủy tĩnh. - Hệ thống truyền lực điện từ hoạt động theo nguyên lý nam châm điện 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực máy lu 2.1. Sơ đồ cấu tạo 4 2.2. Nguyên lý làm việc Động lực của động cơ truyền qua ly hợp đến hộp số, sau đó truyền đến bánh chủ động, đồng thời động lực của động cơ cũng dẫn động bơm dầu thủy lực, dầu từ bơm chính qua bộ phân phối đến mô tơ rung của cơ cấu rung. Khi người lái tác động vào tay cần điều khiển, van phân phối sẽ mở thông đường dầu đến môtơ của cơ cấu rung trống lu, môtơ quay kéo theo bánh lệch tâm quay làm rung trống lu. 3. Các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực máy lu 3.1. Ly hợp a. Cấu tạo Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát a- Loại một đĩa, b- Loại hai đĩa: 1- Trục cơ động cơ, 2- Bánh đà, 3- Đĩa bị động cùng đệm ma sát, 4- Đĩa ép, 5- Cáctely hợp, 6- Cốc ly hợp, 7- Bu lông ép, 8- Gối đỡ cần ép, 9- Cần ép, 10- Càng tách (vòng bi ép), 11- Trục ly hợp, 12- Bàn đạp, 5 13- Thanh kéo, 14- Nỉa cắt ly hợp, 15- Lò xo kéo, 16- Lò xo ép, 17-23- Chố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: