Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.85 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy ủi; Bảo dưỡng hệ thống lái; Bảo dưỡng hệ thống phanh; Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy ủi; Bảo dưỡng thiết bị công tác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG GẦM VÀ THIẾT BỊ CÔNG TÁC MÁY ỦI NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, máy ủi, cạp, san đã và đang góp phần lớn vào năng suất, tiến độ của công trình. Vì vậy trong thi công cơ giới ngày càng sử dụng nhiều loại máy ủi, cạp, san hiện đại có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng lớn với các công trình xây dựng của đất nước. Muốn đảm bảo cho máy ủi,cạp, san hoạt động tốt và phát huy tối đa công suất của máy để đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng trước hết phải làm tốt các công việc của bảo dưỡng kỹ thuật nhằm kéo dài tuổi thọ của máy ủi,cạp, san. Giáo trình này được biên soạn theo chương trình dạy nghề, dùng cho hệ trung cấp nghề vận hành máy ủi,cạp, san. Nội dung của tài liệu nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bảo dưỡng kỹ thuật, quy trình kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận của một số loại máy ủi,cạp, san thông dụng đang lưu hành trên toàn quốc. Kịp thời ngăn chặn những hiện tượng hư hỏng, để tăng tuổi thọ của máy, kéo dài thời gian sử dụng có ích. Trong quá trình biên soạn còn hạn chế về thời gian và chưa cập nhập hết thông tin nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, các nhà quản lý đóng góp, phê bình để tái bản lần sau được hoàn chỉnh hơn. Tam Điêp, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Phạm Khắc Thành 1 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài 1: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy ủi 3 Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống lái 13 Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống phanh 16 Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống di chuyển máy ủi 20 Bài 5: Bảo dưỡng thiết bị công tác 28 Tài liệu tham khảo 32 2 BÀI 1: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MÁY ỦI 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.1. Nhiệm vụ Phần truyền lực của máy ủi ( hay máy kéo bánh xích) gồm một loạt các bộ phận dùng để truyền hoặc cắt động lực từ động cơ đến bánh chủ động, đồng thời thay đổi hướng chuyển động, tốc độ, lực kéo phù hợp với điều kiện làm việc của máy. 1.2 Yêu cầu - Độ chính xác cao, tính chủ động tốt. - Phù hợp với từng điều kiện làm việc. 1.3. Phân loại - Hệ thống truyền lực thủy lực : có loại thủy động và loại thủy tĩnh. - Hệ thống truyền lực điện từ hoạt động theo nguyên lý nam châm điện 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực máy ủi. 2.1. Sơ đồ cấu tạo Hình 1-1 : Sơ đồ phần truyền lực của máy ủi 3 1- Động cơ; 2- ly hợp chính; 3- Hộp số; 4- Truyền lực chính; 5- Hệ thống lái ( Ly hợp chuyển hướng hay cơ cấu lái hành tinh ); 6- Phanh hãm; 7- Truyền lực cuối cùng; 8- Bánh chủ động; 9- Dải xích; 10- Bánh dẫn hướng. 2.2. Nguyên lý làm việc Khi động cơ hoạt động truyền động lực đến truyền lực chính máy ủi qua ly hợp và hộp số sau đó đến hệ thống lái. Sau đó truyền động lực ra truyền lực cuối cùng đến bánh sao chủ động của máy ủi. 3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận chính trong hệ thống truyền lực máy ủi. 3.1. Ly hợp 3.1.1. Cấu tạo 1- Trục ly hợp; 2,31- Nắp; 3- Bạc phân khai; 4- Bulông cân bằng; 5,18,29- Ổ lăn; 6- Đai ốc điều chỉnh; 7- Bu lông ép; 8- Vỏ ly hợp; 9- Đĩa chủ động ép; 10- Đĩa chủ động trung gian; 11- Bu lông tựa; 12,16,19,43- Lò xo; 13- Đĩa bị động; 14- Bánh đà; 15- Cần bẩy ép; 17- Tấm chắn dầu; 20- Cốc; 21- Giá móc; 22, 36, 38- Tay đòn; 23- Tay đòn phanh; 24- Trục ngang; 25- Nỉa; 26- Giá 4 đỡ bạc phân khai; 27- Bu lông điều chỉnh phanh; 28- Guốc phanh; 30- Khớp nối; 32- Bu ly phanh; 33- Vỏ bộ ly hợp; 34- Đệm chủ động; 35, 37, 39- Thanh kéo; 40- Chốt tựa; 41- Bàn đạp ly hợp; 42- Bu lông điều chỉnh; a. Phần chủ động: Gồm vỏ ly hợp 8 được bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông. Đĩa chủ động ép 9 và đĩa chủ động trung gian 10 được liên kết với vỏ ly hợp 8 bằng các đệm vấu chủ động 34. b. Phần bị động: Gồm trục ly hợp 1 được quay trơn trên 2 vòng bi. Đầu trước quay trơn trên vòng bi đũa lắp trong hốc của bánh đà, để bôi trơn cho vòng bi này trên bánh đà có khoan lỗ hướng tâm để dẫn mỡ vào bôi trơn. Đầu sau quay trơn trên vòng bi cầu 29 lắp trong vỏ của bộ ly hợp. Đầu trước trục ly hợp có xẻ rãnh then hoa để lắp hai đĩa bị động, hai mặt của hai đĩa bị động có tán các tấm ma sát bằng đinh tán đầu chìm. Hai đĩa bị động được đặt xen kẽ giữa các đĩa chủ động và bánh đà, để các đĩa chủ động tách ra khỏi các đĩa bị động khi cắt ly hợp, trên bánh đà có lắp các lò xo 12, trên vỏ ly hợp có lắp các bu lông tựa 11. Đầu sau trục ly hợp cũng có xẻ rãnh then hoa để lắp bu ly phanh hãm, khớp nối trung gian. c. Phần điều khiển: Cơ cấu ép gồm các bộ lò xo ép được đặt trong các cốc trên vỏ ly hợp, mỗi bộ lò xo ép gồm 2 lò xo: to và nhỏ lồng vào nhau, m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: