Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.45 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực cung cấp cho người học những kiến thức như: Bộ ly hợp ma sát; Hộp số, hộp số phụ; Truyền động các đăng; Cầu sau máy kéo; Hệ thống chuyển hướng và truyền lực cuối cùng; Bán trục máy kéo bánh lốp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNHBẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC NGÀNH/NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN Trình độ: Trung cấp LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM. 2017 2 LỜI NÓI ĐẦU Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu học tập củanghề cơ điện để đáp ứng chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Lào Cai. Tác giảđã thực hiện việc biên soạn giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lựcdung cho trình độ trung cấp nghề . Trong quá trình biên soạn giáo trình, người biên soạn đã bám sát chươngtrình khung của nhà trường đã ban hành. Bộ giáo trình này được viết với mục tiêu làm tài liệu giảng dạy cho học sinh –sinh viên và giáo viên nghề cơ điện, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trongđào tạo và thực tế sản xuất. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện biên soạntài liệu, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Người biên soạn rấtmong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình nàyngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin chân trọng cảm ơn! 3 MỤC LỤCSố TT ĐỀ MỤC Trang 1 Lời giới thiệu 2 2 Mục lục 3 3 Bài 1. Bộ ly hợp ma sát 4-12 4 Bài 2. Hộp số, hộp số phụ 13-23 5 Bài 3: Truyền động các đăng 24- 30 Bài 4: Cầu sau máy kéo 31- 35 Bài 5: Hệ thống chuyển hướng và truyền lực cuối cùng 36- 40 Bài 6: Bán trục máy kéo bánh lốp 41- 48 4 Bài 1: Bộ ly hợp ma sát * Mục tiêu: - Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của bộ ly hợp; - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp; - Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra và bảo dưỡng bộ ly hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc. * Nội dung: Giới thiệu chung và các kiểu bố trí hệ thống truyền lực. Hình 1.1: Hệ thống truyền lực Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động (vi sai và bán trục) Công dụng của hệ thống truyền lực: - Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động. - Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài. - Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi. - Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ly hợp1.1. Nhiệm vụ: - Truyền mô men quay từ động cơ đến hệ thống truyền lực, đóng ngắt êm dịu, nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn nhất. - Khi chịu tải quá lớn, ly hợp đóng vai trò như là một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền lực và động cơ.1.2. Yêu cầu: - Truyền được hết mômen quay lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện sử dụng. 5 - Đóng ly hợp êm dịu, mômen quán tính phần bị động phải nhỏ để giảm hết tải trọng va đập lên các bánh răng của hộp số khi sang số. - Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp mở ly hợp phải nhỏ. - Kết cấu đơn giản, dễ bảo dưỡng sửa chữa.1.3. Phân loại: Dựa theo phương pháp truyền mômen chia ra: + Ly hợp ma sát : truyền mômen nhờ ma sát + Ly hợp thủy lực: Truyền mômen nhờ chất lỏng + Ly hợp điện từ : Truyền mômen nhờ lực điện từ Dựa vào phương pháp dẫn động ly hợp chia ra: + Ly hợp dẫn động cơ khí + Ly hợp dẫn động thủy lực + Ly hợp dẫn động khí nén Dựa vào điều kiện làm việc chia ra: + Ly hợp thường đóng (sử dụng trên ô tô) + Ly hợp thường mở (sử dụng trên máy kéo). Dựa vào cơ cấu ép + Ép bằng lò xo trụ + Ép bằng lò xo đĩa. Dựa vào số đĩa ma sát: + Ly hợp một đĩa + Ly hợp nhiều đĩa. 2. Cấu tạo và hoạt động của ly hợp ma sát 2.1. Cấu tạo. Bộ ly hợp ma sát gồm có 3 phần: - Phần chủ động: Gồm bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, nắp ly hợp bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông, mâm ép lắp q ...

Tài liệu được xem nhiều: