Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.20 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ cung cấp cho người học những kiến thức như: Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền; Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ; Sửa chữa xy lanh; Sửa chữa nhóm pít tông; Sửa chữa nhóm thanh truyền; Sửa chữa nhóm trục khuỷu; Bảo dưỡng bộ phận cố định của và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU- THANH TRUYỀN VÀ BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ. ( ÁP DỤNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 1 LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền và bộ phậncố định động cơ, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Nhà trường năm 2017.Nội dung của giáo trình đã được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảngdạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng đào tạo phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Bài giảng được biên soạnngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ.Tuy vậy, giáo trình chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên ngườidạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với Mô đun để việc sửdụng giáo trình có hiệu quả hơn. Nội dung của bài giảng cược biên soạn với thời lượng 70 giờ, gồm các bài: Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Bài 2. Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ Bài 3. Sửa chữa xy lanh Bài 4. Sửa chữa nhóm pít tông Bài 5. Sửa chữa nhóm thanh truyền Bài 6. Sửa chữa nhóm trục khuỷu Bài 7. Bảo dưỡng bộ phận cố định của và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 2 MỤC LỤC TRANG1. Lời giới thiệu …………….2. Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục …………….khuỷu thanh truyền3. Bài 2. Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ …………….4. Bài 3. Sửa chữa xy lanh …………….5. Bài 4. Sửa chữa nhóm pít tông ………6. Bài 5. Sửa chữa nhóm thanh truyền …………….7. Bài 6. Sửa chữa nhóm trục khuỷu …………….8. Bài 7. Bảo dưỡng bộ phận cố định của và cơ cấu trục khuỷu ……………..thanh truyền NỘI DUNG CHI TIẾT 3 Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Thời gian: 20 giờ * Mục tiêu : - Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên thân máy, nắp máy vàcơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Tháo lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quyphạm và đúng yêu cầu kỹ thuật - Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanhtruyền - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. * Nội dung: 1. Nhiệm vụ, phân loại. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ,dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pít tôngthành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc . 1.1. Bộ phận cố định. 1.1.1. Thân máy :a. Nhiệm vụ : Thân máy là nơi để lắp đặt các cụm chi tiết của các cơ cấu và hệ thốngcủa động cơ. Bên trong thân máy chứa xylanh, píttông, thanh truyền, trục khuỷu vàcác cụm chi tiết khác.b. Phân loại. Căn cứ vào cách bố trí xylanh thân máy được chia ra làm 2 loại : - Thân đúc liền - Thân đúc rời. Loại đúc liền: Được chế tạo hợp chung cho các xylanh, dùng cho động cơ cỡ nhỏ và trung bình. Loại đúc rời : các xylanh đúc riêng, theo từng khối rời được ghép lại với nhaudùng cho các động cơ cỡ lớn. 1.1.2. Nắp máy:a. Nhiệm vụ: Làm kín xy lanh cùng với xylanh, đỉnh pít tông tạo thành buồng đốt. Trên nắp máy cũng có các đường hút và đường xả, người ta dùng các xu páp đểđóng mở các đường này thông với xylanh, ngoài ra trên nắp máy còn có lắp vòi phun(động cơ diesel và động cơ phun xăng điện tử ) hoặc các buji (các loại động cơxăng).b. Phân loại: - Dựa vào cách bố trí xu páp người ta chia nắp máy thành hai loại : 4 + Nắp máy dùng cho động cơ xupáp đặt: Loại này thường sử dụng chođộng cơ xăng. + Nắp máy dùng cho động cơ xupáp treo: Loại này thường sử dụng chođộng cơ xăng và động cơ diesel - Dựa vào kết cấu của từng loại động cơ người ta chia nắp máy thành hai l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: