Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ cung cấp cho người học những kiến thức như: Sử dụng dụng cụ và thiết bị; Tháo – lắp động cơ; Bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, các te; Bảo dưỡng sửa chữa cụm pít tông, thanh truyền, trục khuỷu; Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔ ĐUN: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ NGHỀ: Công nghệ ô tô. ( Áp dụng cho Trình độ Cao đẳng, Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2019 1 LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Nhà trường năm 2019. Nội dung của giáo trình đã được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Bài giảng được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với Mô đun để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Nội dung của bài giảng cược biên soạn với thời lượng 120 giờ. 2 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu ……………. 2. Bài 1. Sử dụng dụng cụ và thiết bị ……………. 3. Bài 2. Tháo – lắp động cơ ……………. 4. Bài 3. Bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, ……………. các te 5. Bài 4. Bảo dưỡng sửa chữa cụm pít tông, thanh truyền, trục ……………… khuỷu 6. Bài 5. Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí ……………. 7. Bài 6. Chạy rà động cơ. ……………. 3 NỘI DUNG CHI TIẾT Bài 1: Sử dụng dụng cụ và thiết bị đo kiểm Thời gian: 4 giờ *. Mục tiêu của bài: - Thực hiện được cách sử dụng thiết bị nâng hạ, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. *. Nội dung bài: 1. Dụng cụ tháo, lắp 2. Thiết bị nâng hạ 3. Dụng cụ đo kiểm 4 Bài 2. Tháo – lắp động cơ Thời gian: 24 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ; - Tháo - lắp được các bộ phận của động cơ theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ 2. Thực hành tháo - lắp động cơ 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Vệ sinh bên ngoài 2.2.2. Tháo rời các chi tiết ra khỏi động cơ 2.2.3. Vệ sinh làm sạch các chi tiết 2.2.4. Lắp các chi tiết vào động cơ 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ 1.1 .Chuẩn bị. 1.1.1.Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp: Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su,dụng cụ tháo xu páp,tuýt tháo buji,tua vít dẹt,kím dẹt,kìm tháo phanh. 1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra và mô hình học cụ: - Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm 01 Động cơ xe KiA ; 01 Động cơ xe Huynđai; 01 Động cơ xe TOYOTA; - Dụng cụ kiểm tra: Bàm máp, căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo trong, đo ngoài, bột màu, cân lực. 1.1.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín. 1.2. Quy trình tháo. Chú ý: Trước khi tháo phải xả nước làm mát và dầu bôi trơn ở trong thân máy và đáy dầu. Bước1: Tháo trên xe xuống : Theo quy trình riêng. Bước2: Tháo rời các chi tiết trên động cơ để cẩu máy ra khỏi xe: Bước3: Vệ sinh sơ bộ bên ngoài. 5 Bước4: Tháo máy khởi động, máy phát điện, bơm trợ lựclái, máy điều hòa không khí. Bước5: Tháo cánh quạt gió làm mát và bơm nước ra ngoài (đối với những động cơ cánh quạt gió gắn trực tiếp vào bơm nước). Bước6: Tháo bơm xăng. Bước7: Tháo nắp đậy xu páp. Bước8: Tháo nắp bảo vệ bánh răng cam và bảo vệ dây đai (đối với những động cơ trục cam đặt trên nắp máy). Bước 9: Tháo dây đai dân động hệ thống phân phối khí, bơm cao áp và tháo bơm cao áp ra ngoài. Chú ý: Trước khi tháo kiểm tra dấu pu ly trục cơ và dấu ở bánh răng cam, dấu ở bánh răng bơm cao áp đã trùng với dấu trên thân máy chưa. Bước10: Tháo dàn cò mổ, trục cam lấy đũa đẩy và trục cam ra ngoài. Bước11: Tháo bơm nước, lọc nhớt. Bước12. Tháo các bulông bắt giữ nắp máy với thân máy và lấy nắp máy ra ngoài. Chú ý :Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa. Bước13: Tháo puly trục cơ, nắp đậy trục cam (đối với loại động cơ trục cam đặt ở thân máy). Bước14: Tháo bộ ly hợp . Bước15: Tháo đáy dầu. Chú ý : nới đều cácbu lông từ giữa sang hai bên Bước16: Tháo đầu to thanh truyền và lấy cụm pít tông thanh truyền ra ngoài.Chú ý: Dấu,chiều của các thanh truyền. Nếu chưa có dấu ta phải đánh dấu theo số thứ tự của các máy. Bước17: Tháo các gối đỡ chính trục khuỷu và lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy. Chú ý :Dấu ăn khớp trục cam với trục cơ (đối với loại trục cam đặt ở thân máy).Vị trí , thứ tự, chiều của các nắp gối đỡ. Bước18: Tháo lấy các con đội ra ngoài: Đối với loại con đội hình trụ. Riêng loại con đội hình nấm thì ta phải tháo trục cam ra thì ta mới t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: