Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 733.75 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của giáo trình Bệnh cây chuyên khoa có 5 chương gồm: Bệnh hại cây lúa; Bệnh hại cây màu; Bệnh hại cây rau; Bệnh hại cây hoa; Bệnh hại cây ăn trái. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 4 BỆNH HẠI CÂY HOA Mã chương: NN 403-04 Giới thiệu Chương học trình bày về một triệu chứng số bệnh phổ biến trên cây hoa hồng, cúc, mai và biện pháp quản lý bệnh trên các loại cây này. Mục tiêu Kiến thức: + Trình bày được triệu chứng và tác nhân gây bệnh cây hoa Kỹ năng: + Chẩn đoán bệnh hại cây hoa + Áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại cây hoa Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể thực hiện việc nhận dạng đúng một số bệnh phổ biến trên hoa hồng, cúc, mai và có thể vận dụng biện pháp phòng trị hiệu quả. 1. Bệnh hại hoa hồng 1.1. Các bệnh phổ biến BỆNH ĐỐM ĐEN * Triệu chứng Đây là bệnh quan trọng và phổ biến trên hồng. Bệnh gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện ở các lá già, sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nu hoa. Vết bệnh là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, không thường xuyên vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh và do sử dụng cây bệnh để nhân giống. Điều kiện ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và có nhiều giọt nước đọng lại trên lá do tưới nước vào buổi chiều tối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh. * Tác nhân: Bệnh do nấm Marssonina rosae gây ra. 72 BỆNH THÁN THƯ * Triệu chứng Bệnh xuất hiện trên nhiều giống hồng, gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ, viền nâu, hơi lõm xuống, có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Trên lá già, tâm vết bệnh thường có màu xám nhạt và thường bị rách ở phần mô bệnh. Nhiều vết bệnh tập hợp thành những mảng cháy lớn trên mặt lá, có thể đạt kích thước đến 2 cm. Mô bệnh ở giai đoạn sau thường hình thành các chấm đen nhỏ li ti gọi là đĩa đài của nấm gây bệnh. Trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh phát triển nhanh, nhũn nước và không có viền rõ rệt. Bệnh nặng làm lá chết khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, cây trồng không được thông thoáng, ít chú ý vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh, ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và tưới quá nhiều nước vào buổi chiều tối làm cho nhiều giọt nước đọng lại trên lá. * Tác nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. BỆNH ĐỐM LÁ CERCOSPORA *Triệu chứng Bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư và đốm đen. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng ở các lá già, sau đó lan dần lên các lá phía trên và thường xuất hiện ở giữa phiến lá gần gân lá, đôi khi xuất hiện ở hai bên mép lá. Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu tím, xuất hiện đơn lẻ hoặc đôi khi những đốm này xuất hiện thành từng mảng cháy lớn. Vết bệnh phát triển rộng ra, có dạng tròn, gần tròn hoặc bất dạng, viền vết bệnh có màu tím đậm, dày, nhưng không đều, tâm vết bệnh có màu xám sau đó chuyển sang màu xám trắng. Kích thước vết bệnh 2-4 mm, đôi khi 10 mm, thay đổi tùy theo giống. Các vết bệnh thường liên kết lại thành từng mảng. Thông thường các vết bệnh nặng thường rách ở phần mô bệnh. Trên vết bệnh cũ, tâm vết bệnh thường bị hoại tử và lá kém phát triển, tâm vết bệnh thường chuyển sang màu xám, mô bệnh chuyển màu nâu và chết. * Tác nhân: Bệnh do nấm Cercospora sp. BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA Triệu chứng: Bệnh đốm lá Phyllosticta ít phổ biến hơn bệnh đốm đen và thán thư, bệnh thường bắt đầu xuất hiện và gây hại phổ biến ở phần chóp lá hoặc mìa lá, sau đó vết bệnh sẽ lan dần vào trong phiến lá. Khi bệnh xuất hiện bắt đầu từ chóp lá, vết bệnh thường có dạng hình chữ V ngược, màu nâu nhạt hoặc nâu 73 đậm tùy theo giai đoạn phát triển của vết bệnh, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện đường viền dày, màu tím nhưng không đều, đôi khi đường viền không thể hiện rõ rệt. Khi quan sát trên bề mặt mô bệnh sẽ thấy nhiều chấm nhỏ li ti nằm rãi đều trên mô bệnh, các chấm này hơi nhô lên và có màu đen, đó là các ổ nấm (Pycnidia) của nấm gây bệnh. Các chấm đen này đều xuất hiện ở cả hai mặt lá, tuy nhiên xuất hiện ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Vết bệnh thường có xu hướng lan nhanh vào trong phiến lá về phía cuống lá và lây lan sang các lá lân cận. Khi cây bị bệnh nặng, một thời gian sau toàn bộ lá bệnh sẽ cháy khô và hơi bị cong ở phần mô bị bệnh, nhưng là bệnh vẫn còn đính trên thân cây. Bệnh ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây làm cây phát triển kém. * Tác nhân: Bệnh được xác định do nấm Phylosticta sp. gây ra BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA *Triệu chứng Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đốm lá Pestalotia. Bệnh tấn công trên nhiều giống hồng nhưng gây hại nặng trên giống Hồng Nhung Đỏ. Triệu chứng bệnh khi mới xuất hiện rất khó phân biệt với các bệnh đốm đen, thán thư và đốm lá Cercospora. Tuy nhiên bệnh cháy lá không phổ biến như ba bệnh trên nhưng đôi khi xuất hiện và gây hại rất nặng, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Để phân biệt bệnh cháy lá cần phải dựa vào màu nâu vết bệnh, kích thước vết bệnh và sự xuất hiện chấm đen li ti sắp xếp theo vòng đồng tâm trên mô bệnh. Vết bệnh thường xuất hiện trên phiến lá hoặc bắt đầu từ 2 mép lá sau đó lan dần vào trong phiến lá. Vết bệnh thường có hình tròn hay bất dạng, màu nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu đen, kích thước vết bệnh trung bình từ 2-8 mm. Giai đoạn phát triển về sau của vết bệnh, ở phần mô bệnh xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, bệnh n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 4 BỆNH HẠI CÂY HOA Mã chương: NN 403-04 Giới thiệu Chương học trình bày về một triệu chứng số bệnh phổ biến trên cây hoa hồng, cúc, mai và biện pháp quản lý bệnh trên các loại cây này. Mục tiêu Kiến thức: + Trình bày được triệu chứng và tác nhân gây bệnh cây hoa Kỹ năng: + Chẩn đoán bệnh hại cây hoa + Áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại cây hoa Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể thực hiện việc nhận dạng đúng một số bệnh phổ biến trên hoa hồng, cúc, mai và có thể vận dụng biện pháp phòng trị hiệu quả. 1. Bệnh hại hoa hồng 1.1. Các bệnh phổ biến BỆNH ĐỐM ĐEN * Triệu chứng Đây là bệnh quan trọng và phổ biến trên hồng. Bệnh gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện ở các lá già, sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nu hoa. Vết bệnh là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, không thường xuyên vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh và do sử dụng cây bệnh để nhân giống. Điều kiện ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và có nhiều giọt nước đọng lại trên lá do tưới nước vào buổi chiều tối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh. * Tác nhân: Bệnh do nấm Marssonina rosae gây ra. 72 BỆNH THÁN THƯ * Triệu chứng Bệnh xuất hiện trên nhiều giống hồng, gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ, viền nâu, hơi lõm xuống, có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Trên lá già, tâm vết bệnh thường có màu xám nhạt và thường bị rách ở phần mô bệnh. Nhiều vết bệnh tập hợp thành những mảng cháy lớn trên mặt lá, có thể đạt kích thước đến 2 cm. Mô bệnh ở giai đoạn sau thường hình thành các chấm đen nhỏ li ti gọi là đĩa đài của nấm gây bệnh. Trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh phát triển nhanh, nhũn nước và không có viền rõ rệt. Bệnh nặng làm lá chết khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, cây trồng không được thông thoáng, ít chú ý vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh, ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và tưới quá nhiều nước vào buổi chiều tối làm cho nhiều giọt nước đọng lại trên lá. * Tác nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. BỆNH ĐỐM LÁ CERCOSPORA *Triệu chứng Bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư và đốm đen. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng ở các lá già, sau đó lan dần lên các lá phía trên và thường xuất hiện ở giữa phiến lá gần gân lá, đôi khi xuất hiện ở hai bên mép lá. Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu tím, xuất hiện đơn lẻ hoặc đôi khi những đốm này xuất hiện thành từng mảng cháy lớn. Vết bệnh phát triển rộng ra, có dạng tròn, gần tròn hoặc bất dạng, viền vết bệnh có màu tím đậm, dày, nhưng không đều, tâm vết bệnh có màu xám sau đó chuyển sang màu xám trắng. Kích thước vết bệnh 2-4 mm, đôi khi 10 mm, thay đổi tùy theo giống. Các vết bệnh thường liên kết lại thành từng mảng. Thông thường các vết bệnh nặng thường rách ở phần mô bệnh. Trên vết bệnh cũ, tâm vết bệnh thường bị hoại tử và lá kém phát triển, tâm vết bệnh thường chuyển sang màu xám, mô bệnh chuyển màu nâu và chết. * Tác nhân: Bệnh do nấm Cercospora sp. BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA Triệu chứng: Bệnh đốm lá Phyllosticta ít phổ biến hơn bệnh đốm đen và thán thư, bệnh thường bắt đầu xuất hiện và gây hại phổ biến ở phần chóp lá hoặc mìa lá, sau đó vết bệnh sẽ lan dần vào trong phiến lá. Khi bệnh xuất hiện bắt đầu từ chóp lá, vết bệnh thường có dạng hình chữ V ngược, màu nâu nhạt hoặc nâu 73 đậm tùy theo giai đoạn phát triển của vết bệnh, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện đường viền dày, màu tím nhưng không đều, đôi khi đường viền không thể hiện rõ rệt. Khi quan sát trên bề mặt mô bệnh sẽ thấy nhiều chấm nhỏ li ti nằm rãi đều trên mô bệnh, các chấm này hơi nhô lên và có màu đen, đó là các ổ nấm (Pycnidia) của nấm gây bệnh. Các chấm đen này đều xuất hiện ở cả hai mặt lá, tuy nhiên xuất hiện ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Vết bệnh thường có xu hướng lan nhanh vào trong phiến lá về phía cuống lá và lây lan sang các lá lân cận. Khi cây bị bệnh nặng, một thời gian sau toàn bộ lá bệnh sẽ cháy khô và hơi bị cong ở phần mô bị bệnh, nhưng là bệnh vẫn còn đính trên thân cây. Bệnh ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây làm cây phát triển kém. * Tác nhân: Bệnh được xác định do nấm Phylosticta sp. gây ra BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA *Triệu chứng Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đốm lá Pestalotia. Bệnh tấn công trên nhiều giống hồng nhưng gây hại nặng trên giống Hồng Nhung Đỏ. Triệu chứng bệnh khi mới xuất hiện rất khó phân biệt với các bệnh đốm đen, thán thư và đốm lá Cercospora. Tuy nhiên bệnh cháy lá không phổ biến như ba bệnh trên nhưng đôi khi xuất hiện và gây hại rất nặng, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Để phân biệt bệnh cháy lá cần phải dựa vào màu nâu vết bệnh, kích thước vết bệnh và sự xuất hiện chấm đen li ti sắp xếp theo vòng đồng tâm trên mô bệnh. Vết bệnh thường xuất hiện trên phiến lá hoặc bắt đầu từ 2 mép lá sau đó lan dần vào trong phiến lá. Vết bệnh thường có hình tròn hay bất dạng, màu nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu đen, kích thước vết bệnh trung bình từ 2-8 mm. Giai đoạn phát triển về sau của vết bệnh, ở phần mô bệnh xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, bệnh n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo vệ thực vật Bệnh cây chuyên khoa Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa Bệnh hại cây hoa Bệnh hại cây ăn tráiTài liệu liên quan:
-
88 trang 138 0 0
-
49 trang 70 0 0
-
37 trang 69 0 0
-
78 trang 67 0 0
-
88 trang 54 0 0
-
157 trang 45 0 0
-
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp - PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh
204 trang 34 0 0 -
Phương pháp sản xuất, chế biến và cách sử dụng phân bón
139 trang 32 0 0 -
76 trang 31 0 0
-
59 trang 31 0 0