Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Số trang: 60
Loại file: pdf
Dung lượng: 941.75 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm với mục tiêu giúp các bạn có thể có kiến thức về các nguyên nhân truyền nhiễm gây bệnh trên động vật, cơ chế lây bệnh, sự phát sinh dịch bệnh. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 4 BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÂU BÒ MH41-04 Giới thiệu: Trình bày nguyên nhân của các bệnh trên trâu bò. Chẩn đoán phân biệt các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò. Có biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm và biết cách điều trị bệnh hiệu quả. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về đặc điểm triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán phân biệt từng bệnh truyền nhiễmtrên trâu bò. Có biện pháp phòng và điều trị bệnh trên trâu bò. - Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò.Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi kết thúc học phần sẽ có đủ trình độ tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ thể học của các loài động vật 1. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis bovum) Bệnh tự huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi. 1.1 Lịch sử và phân bố bệnh lý Năm 1878, bệnh lần đầu tiên được Bollinger ghi nhận ở động vật hoang dã và trâu bò. Năm 1880, Kitt so sánh bệnh tụ huyết trùng heo, gia cầm, trâu bò, thỏ và động vật hoang, ông đã kết luận những mầm bệnh này có nhiều đặc tính chung và gọi với tên chung Bacterium bipolare multocidum sau gọi là P.multocida Bệnh có ở châu Âu , châu Á, châu Phi,….ở vùng nhiệt đới bệnh thường lây lan có tính chất trầm trọng hơn ở vùng ôn đới . Ở Việt Nam bệnh có ở khắp nơi xảy ra lẻ tẻ ở đồng bằng bắc, trung và nam bộ. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa. 1.2. Nguyên nhân gây bệnh Do vi khuẩn Pasteurella multocida có đặc điểm tụ huyết, bại huyết, xuất huyết. Thể nặng ngày nay gọi là bại xuất huyết trâu bò. - Hình thái:Vi khuẩn có dạng trực khuẩn ngắn, gram âm. Trong máu thú bệnh hoặc phủ tạng phết kính có hình lưỡng cực, không di động có giác mô. 61 - Sức đề kháng: đối với ngoại cảnh dể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng, chất sát trùng. Không tồn tại lâu trong đất, bùn (chết sau 24 giờ), trong xác thối (1 – 3 tháng) Các chất sát trùng diệt vi khuẩnnhanh chóng: HgCL2 1/5000, NaOH 1%, formol 1% trong vòng 3 – 5 phút - Cấu trúc kháng nguyên: Gồm kháng nguyên thân và kháng nguyên giác mô. Theo Carter dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp đã phân biệt được 5 týp kháng nguyên K kà A, B, D, E, F. Ở trâu bò thường gặp A, B với typ A gây viêm phổi, typ B thường gây bại xuất huyết. Theo Namioka và Brunner dùng phản ứng ngưng kết đã chia thành 12 typ kháng nguyên thân O. Bệnh bại xuất huyết trâu bò ở Việt Nam thường có cấu trúc kháng nguyên là 6:B 1.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên: Trâu thường mẫm cảm với bệnh hơn bò, dê. Tuổi mắc bệnh từ 6 tháng đến 2- 3 năm. Có khi bệnh lây từ trâu bò sang heo và ngựa - Trong phòng thí nghiệm: Chuột bạch, thỏ, bồ câu dể mẫm cảm (thỏ rất mẫn cảm: 1 – 10 vi khuẩn chết) Chất chứa vi khuẩn: Trong máu, phủ tạng, dịch bài xuất, dịch thủy thủng, niêm mạc mũi hầu. Đường xâm nhập: Tiêu hoá, hô hấp, da bị trầy. Phương thức lây truyền: Trực tiếp qua vết thương, tiếp xúc chung chuồng và gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ, qua sản phẩm ( thịt, sữa, da) qua động vật truyền đi (chó, chim ăn thịt). 1.4. Triệu chứng bệnh (biểu hiện 3 thể bệnh) Thời kỳ nung bệnh ngắn chỉ khoảng từ 1 – 3 ngày, đôi khi vài giờ, tỷ lệ chết có thể 90 – 95% Thể quá cấp: Thường chết trong vòng 24 giờ do bại huyết với triệu chứng ít rõ ràng, sốt cao, run rẩy, đôi khi có triệu chứng thần kinh bị kích động. Thể cấp: Thời kỳ ủ bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, tỷ lệ mắc bệnh 10 – 50%. Con vật mệt lả, không nhai lại sốt cao 40 - 42 0 C. Niêm mạc mắt, mũi, tụ huyết, con 62 vật chảy nước mắt, nước dãi. Triệu chứng cục bộ xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập. - Bệnh thể hạch: Hạch sưng thuỷ thủng, chổ sưng nóng, đau. Lưỡi thè ra ngoài miệng, nuốt khó. Hạch đùi sưng gây triệu chứng đi khập khiểng hoặc không đi được. - Bệnh thể ngực: Viêm phế quản phổi, tần số hô hấp tăng trên 60 lần/ phút, nghe âm ran ướt ở phần bụng của phổi. Con vật ho, chảy nước mũi đặc, viêm màng phổi. - Bệnh thể bụng: Viêm ruột cấp tính, lúc đầu táo bón rồi tiêu chảy có máu, bụng chướng to lúc sắp chết (chướng hơi dạ cỏ) Thể mãn Thường theo sau thể cấp tính, kéo dài vài tuần lễ. Triệu chứng hay gặp là viêm ruột, gây tiêu chảy hoặc viêm phế quản phổi (ho kéo dài) 1.5. Bệnh tích Bệnh tích chung: Tổ chức dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt tím bầm và thấm ướt. Hạch sưng, quanh hạch có vùng thủy thủng. Thận, gan bị viêm. Bệnh tích cục bộ: - Thể hạch: Hạch lamba thuỷ thủng, sưng to, cắt chảy nước vàng, thường có xuất huyết - Thể ngực: Lồng ngực có nước vàng, phổi viêm phần bụng cứng, ngoại tâm mạc có xuất huyết, bao tim tích nước vàng. - Thể bụng: Viêm phúc mạc, hạch ruột sưng, thủy thủng. 1.6. Chẩn đoán Chẩn đoán phân biệt (lâm sàng) - Bệnh nhiệt thán: Bệnh tiến triển nhanh, sưng hầu, thịt đen, máu thâm đen, đặc khó đông, lách sưng to gấp 2 – 3 lần và nhũn nát. - Bệnh dịch tả trâu bò: Có mụn loét ở mồm, lợi, ỉa vọt cần câu. Bệnh tích đặc hiệu là loét dạ múi khế, van hồi manh tràng và trực tràng. Cận lâm sàng (phòng thí nghiệm) - Kiểm tra trên kính hiển vi: Lấy bệnh phẩm như phổi, lách, gan nhuộm gram cho thấy vi khuẩn hình trứng, bắt màu lưỡng cực. 63 - Phản ứng huyết thanh học: Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch. 1.7. Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh - Vệ sinh: Chuồng trại, ăn uống, quản lý. Chăm sóc và sử dụng gia súc hợp lý. Thường xuyên tiêu độc chuồng trại, chú ý điều kiện thông thoáng. - Tiêm phòng: Tiêm vaccine định kỳ, dùng loại vaccine formol keo p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 4 BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÂU BÒ MH41-04 Giới thiệu: Trình bày nguyên nhân của các bệnh trên trâu bò. Chẩn đoán phân biệt các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò. Có biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm và biết cách điều trị bệnh hiệu quả. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về đặc điểm triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán phân biệt từng bệnh truyền nhiễmtrên trâu bò. Có biện pháp phòng và điều trị bệnh trên trâu bò. - Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh truyền nhiễm trên trâu bò.Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi kết thúc học phần sẽ có đủ trình độ tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ thể học của các loài động vật 1. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis bovum) Bệnh tự huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi. 1.1 Lịch sử và phân bố bệnh lý Năm 1878, bệnh lần đầu tiên được Bollinger ghi nhận ở động vật hoang dã và trâu bò. Năm 1880, Kitt so sánh bệnh tụ huyết trùng heo, gia cầm, trâu bò, thỏ và động vật hoang, ông đã kết luận những mầm bệnh này có nhiều đặc tính chung và gọi với tên chung Bacterium bipolare multocidum sau gọi là P.multocida Bệnh có ở châu Âu , châu Á, châu Phi,….ở vùng nhiệt đới bệnh thường lây lan có tính chất trầm trọng hơn ở vùng ôn đới . Ở Việt Nam bệnh có ở khắp nơi xảy ra lẻ tẻ ở đồng bằng bắc, trung và nam bộ. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa. 1.2. Nguyên nhân gây bệnh Do vi khuẩn Pasteurella multocida có đặc điểm tụ huyết, bại huyết, xuất huyết. Thể nặng ngày nay gọi là bại xuất huyết trâu bò. - Hình thái:Vi khuẩn có dạng trực khuẩn ngắn, gram âm. Trong máu thú bệnh hoặc phủ tạng phết kính có hình lưỡng cực, không di động có giác mô. 61 - Sức đề kháng: đối với ngoại cảnh dể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng, chất sát trùng. Không tồn tại lâu trong đất, bùn (chết sau 24 giờ), trong xác thối (1 – 3 tháng) Các chất sát trùng diệt vi khuẩnnhanh chóng: HgCL2 1/5000, NaOH 1%, formol 1% trong vòng 3 – 5 phút - Cấu trúc kháng nguyên: Gồm kháng nguyên thân và kháng nguyên giác mô. Theo Carter dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp đã phân biệt được 5 týp kháng nguyên K kà A, B, D, E, F. Ở trâu bò thường gặp A, B với typ A gây viêm phổi, typ B thường gây bại xuất huyết. Theo Namioka và Brunner dùng phản ứng ngưng kết đã chia thành 12 typ kháng nguyên thân O. Bệnh bại xuất huyết trâu bò ở Việt Nam thường có cấu trúc kháng nguyên là 6:B 1.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên: Trâu thường mẫm cảm với bệnh hơn bò, dê. Tuổi mắc bệnh từ 6 tháng đến 2- 3 năm. Có khi bệnh lây từ trâu bò sang heo và ngựa - Trong phòng thí nghiệm: Chuột bạch, thỏ, bồ câu dể mẫm cảm (thỏ rất mẫn cảm: 1 – 10 vi khuẩn chết) Chất chứa vi khuẩn: Trong máu, phủ tạng, dịch bài xuất, dịch thủy thủng, niêm mạc mũi hầu. Đường xâm nhập: Tiêu hoá, hô hấp, da bị trầy. Phương thức lây truyền: Trực tiếp qua vết thương, tiếp xúc chung chuồng và gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ, qua sản phẩm ( thịt, sữa, da) qua động vật truyền đi (chó, chim ăn thịt). 1.4. Triệu chứng bệnh (biểu hiện 3 thể bệnh) Thời kỳ nung bệnh ngắn chỉ khoảng từ 1 – 3 ngày, đôi khi vài giờ, tỷ lệ chết có thể 90 – 95% Thể quá cấp: Thường chết trong vòng 24 giờ do bại huyết với triệu chứng ít rõ ràng, sốt cao, run rẩy, đôi khi có triệu chứng thần kinh bị kích động. Thể cấp: Thời kỳ ủ bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, tỷ lệ mắc bệnh 10 – 50%. Con vật mệt lả, không nhai lại sốt cao 40 - 42 0 C. Niêm mạc mắt, mũi, tụ huyết, con 62 vật chảy nước mắt, nước dãi. Triệu chứng cục bộ xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập. - Bệnh thể hạch: Hạch sưng thuỷ thủng, chổ sưng nóng, đau. Lưỡi thè ra ngoài miệng, nuốt khó. Hạch đùi sưng gây triệu chứng đi khập khiểng hoặc không đi được. - Bệnh thể ngực: Viêm phế quản phổi, tần số hô hấp tăng trên 60 lần/ phút, nghe âm ran ướt ở phần bụng của phổi. Con vật ho, chảy nước mũi đặc, viêm màng phổi. - Bệnh thể bụng: Viêm ruột cấp tính, lúc đầu táo bón rồi tiêu chảy có máu, bụng chướng to lúc sắp chết (chướng hơi dạ cỏ) Thể mãn Thường theo sau thể cấp tính, kéo dài vài tuần lễ. Triệu chứng hay gặp là viêm ruột, gây tiêu chảy hoặc viêm phế quản phổi (ho kéo dài) 1.5. Bệnh tích Bệnh tích chung: Tổ chức dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt tím bầm và thấm ướt. Hạch sưng, quanh hạch có vùng thủy thủng. Thận, gan bị viêm. Bệnh tích cục bộ: - Thể hạch: Hạch lamba thuỷ thủng, sưng to, cắt chảy nước vàng, thường có xuất huyết - Thể ngực: Lồng ngực có nước vàng, phổi viêm phần bụng cứng, ngoại tâm mạc có xuất huyết, bao tim tích nước vàng. - Thể bụng: Viêm phúc mạc, hạch ruột sưng, thủy thủng. 1.6. Chẩn đoán Chẩn đoán phân biệt (lâm sàng) - Bệnh nhiệt thán: Bệnh tiến triển nhanh, sưng hầu, thịt đen, máu thâm đen, đặc khó đông, lách sưng to gấp 2 – 3 lần và nhũn nát. - Bệnh dịch tả trâu bò: Có mụn loét ở mồm, lợi, ỉa vọt cần câu. Bệnh tích đặc hiệu là loét dạ múi khế, van hồi manh tràng và trực tràng. Cận lâm sàng (phòng thí nghiệm) - Kiểm tra trên kính hiển vi: Lấy bệnh phẩm như phổi, lách, gan nhuộm gram cho thấy vi khuẩn hình trứng, bắt màu lưỡng cực. 63 - Phản ứng huyết thanh học: Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch. 1.7. Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh - Vệ sinh: Chuồng trại, ăn uống, quản lý. Chăm sóc và sử dụng gia súc hợp lý. Thường xuyên tiêu độc chuồng trại, chú ý điều kiện thông thoáng. - Tiêm phòng: Tiêm vaccine định kỳ, dùng loại vaccine formol keo p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch vụ thú y Giáo trình Bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm Truyền nhiễm học đại cương Bệnh truyền nhiễm heoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
88 trang 88 0 0
-
Bài giảng Nhiễm HIV: Điều gì bác sỹ đa khoa cần biết? - Howard Libman, M.D
48 trang 78 0 0 -
51 trang 54 0 0
-
143 trang 53 0 0
-
Hướng dẫn phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
49 trang 42 0 0 -
Tài liệu Truyền nhiễm Y5 - ĐH Y Hà Nội
104 trang 37 0 0 -
34 trang 37 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Bệnh ở chó mèo
6 trang 34 0 0 -
5 trang 34 0 0