Danh mục

Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 2

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.06 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dịch tễ học (hay dịch học) là môn nghiên cứu đa chiều, một mặt, quan sát tần độ xuất hiện bệnh trong tập đoàn và sự biến động của tần độ đó theo thời gian, nghiên cứu các nhân tố chi phối tần độ và biến động đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 2 Chương 2 DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Dịch tễ học (hay dịch học) là môn nghiên cứu đa chiều, một mặt, quan sát tần độ xuất hiện bệnh trong tập đoàn và sự biến động của tần độ đó theo thời gian, nghiên cứu các nhân tố chi phối tần độ và biến động đó, làm rõ các đặc tính của bệnh đó trong tập đoàn và đề ra những phương pháp chế ngự bệnh dịch hiệu quả, mặt khác, nghiên cứu các tình huống có thể chi phối sự xuất hiện một hiện tượng bệnh lý hay hội chứng nào đó nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả và cuối cùng là tìm ra nguyên nhân chính yếu quyết định hiện tượng bệnh lý đó. Như vậy, hiện nay dịch tễ học không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mà còn nghiên cứu các hiện tượng liên quan vệ sinh gây tổn hại cho động vật và người trong tập đoàn, chẳng hạn hiện tượng ngộ độc mãn tính đồng loạt hoặc rối loạn sinh sản đồng loạt trong đàn động vật hoặc tập đoàn người (do nhiễm yếu tố nào đó, chẳng hạn mối quan hệ giữa dị tật bẩm sinh và chất độc da cam hay chất phóng xạ). Tuy nhiên, chương trình này tập trung nghiên cứu các hiện tượng dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm. I. Khái quát về các nguyên nhân bệnh Các nhân tố chi phối sự phát sinh và tiến hóa của bệnh truyền nhiễm và bệnh lý bệnh truyền nhiễm là đa dạng nhưng có thể phân thành ba nhóm lớn: nguyên nhân mầm bệnh, nguyên nhân ký chủ và nguyên nhân môi trường. Các nhân tố tác động tương hỗ hoặc quan hệ lẫn nhau gây phát sinh bệnh tật. 1. Nguyên nhân mầm bệnh Những điều kiện và đặc tính có ở các vi sinh vật gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virut, nấm (tức chân khuẩn) và nguyên trùng, còn gọi là các mầm bệnh, bệnh nguyên hay căn bệnh, trong trường hợp bệnh cảm nhiễm là độc lực, tính hướng tổ chức, tính đề kháng với các nhân tố môi trường và tính biến dị,... là những nguyên nhân mầm bệnh. Bên cạnh đó, các động vật mang bệnh, vật mang mầm bệnh, trạng thái mang mầm bệnh và bài xuất mầm bệnh cũng là những vấn đề cần nghiên cứu. 2. Nguyên nhân ký chủ Điều kiện để ký chủ tiếp nhận sự ký sinh của mầm bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ hay tính đề kháng, những thuộc tính di truyền như phẩm giống, vị trí phân loại, tố chất (thể trạng), tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng và trạng thái miễn dịch,... là những nguyên nhân ký chủ. Tính di truyền biểu hiện rõ trong trường hợp, chẳng hạn, bò không mắc bệnh tỵ thư của ngựa,... 3. Nguyên nhân môi trường Các nhân tố vật lý như khí tượng, nước, thức ăn,... là các điều kiện vây quanh ký chủ, cũng như các nhân tố xã hội như phương pháp quản lý nuôi dưỡng, hình thái kinh doanh, trạng thái kinh tế, tập quán,... là những nguyên nhân môi trường của bệnh dịch. 4. Ba nhân tố thiết yếu hình thành dịch bệnh truyền nhiễm Mối quan hệ qua lại của ba nhân tố căn bệnh, ký chủ và môi trường chi phối sự hình thành bệnh tật có thể áp dụng chung cho tất cả các loại bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Tuy nhiên, đối với các bệnh truyền nhiễm (tức các bệnh cảm nhiễm có tính lây lan) thì từ lâu các yếu tố thành lập là nguồn bệnh (hay nguồn mầm bệnh cảm nhiễm), đường cảm nhiễm (đường truyền lây) và động vật cảm thụ là ba nhân tố đều được chú trọng. Điều này có nghĩa là nếu thiếu một trong ba khâu trên thì truyền nhiễm (tức truyền bá cảm nhiễm) sẽ không xuất hiện. Đây là các nhân tố cần được tính đến trong quá trình thực thi công tác phòng dịch. Quá trình phát sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ con vật bệnh sang con vật khỏe. Con vật bệnh luôn bài xuất mầm bệnh ra ngoài suốt cả thời gian mắc bệnh. Mầm bệnh được truyền thẳng sang con vật khỏe hoặc được bài ra ngoại cảnh rồi xâm nhập vào con vật khỏe. Con vật bệnh được coi là nguồn bệnh (nguồn mầm bệnh cảm nhiễm). Ngoại cảnh - nơi mầm bệnh tạm thời tồn tại - bao gồm rất nhiều nhân tố có tác dụng làm trung gian truyền mầm bệnh, gọi là nhân tố trung gian truyền bệnh. Con vật khỏe phải là con vật cảm thụ đối với mầm bệnh thì quá trình sinh dịch mới xảy ra. Một vụ dịch muốn phát sinh phải có đủ ba yếu tố: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, chúng là ba khâu của dây chuyền quá trình phát sinh dịch. Thực hiện quá trình phát sinh dịch có ý nghĩa lớn đối với mầm bệnh. Do bản chất ký sinh, mầm bệnh đòi hỏi luôn phát triển trên cơ thể sống. Quá trình tiến hóa của mầm bệnh đã tạo ra cho nó một phương thức tồn tại thích hợp là thực hiện quá trình phát sinh dịch. Trên cơ sở đó, muốn tiêu diệt được bệnh truyền nhiễm ta phải nắm được các quy luật của quá trình ấy để ngăn chặn dịch. 5. Cảm nhiễm và phát bệnh: vai trò dịch tễ học của cảm nhiễm ẩn tính Động vật đã cảm nhiễm mầm bệnh có phát bệnh hay không phát bệnh phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tính gây bệnh của mầm bệnh và tính đề kháng của ký chủ và tác động ảnh hưởng đối với sự cân bằng đó từ phía các nhân tố ngoại cảnh. Tổn hại có thể chỉ trong trường hợp phát bệnh do cảm nhiễm hiển tính (apparent infection), nhưng cảm nhiễm ẩn tính (inapparent infection) không phát bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng trong dịch học. Các cá thể động vật bị cảm nhiễm ẩn tính trong nhiều trường hợp có thể là vật mang trùng và bài xuất mầm bệnh. Ngược lại, do kích thích cơ thể động vật sản sinh miễn dịch sau đó, cảm nhiễm ẩn tính làm tăng tính đề kháng tập đoàn nên đóng vai trò trong quá trình làm ngừng dịch. II. Nguồn bệnh Vật bảo lưu mầm bệnh và là ngọn nguồn của sự tán phát, truyền bá mầm bệnh gọi là nguồn bệnh (nguồn mầm bệnh cảm nhiễm, hay nguồn cảm nhiễm - source of infection). Nguồn bệnh như vậy có thể là động vật bị mắc bệnh, động vật mang mầm bệnh nhưng không mắc bệnh (vật mang trùng) và thổ nhưỡng,... Suy rộng hơn, cũng có trường hợp nguồn bệnh là những vật thể bị ô nhiễm hay vật môi giới lan truyền đóng vai trò của đường truyền lây mầm bệnh. Tuy vậy, khái niệm nguồn bệnh thường được giới hạn ở những động vật duy trì thuộc tính ký sinh (tính gây bệnh) của mầm bệnh. Nguồn bệnh là khâ ...

Tài liệu được xem nhiều: