Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 4
Số trang: 33
Loại file: pdf
Dung lượng: 541.28 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 4
PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm
1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 4 Chương 4 PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm 1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn. Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con người được nâng cao. Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình. Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch bệnh động vật dưới nước và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh. Các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau. Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm cho động vật khỏe không bị lây bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành. Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường truyền lây và đối với động vật mẫn cảm. 2. Đối sách đối với nguồn bệnh 2.1. Với vật mang trùng Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế nguồn bệnh gieo rắc mầm bệnh ra ngoài. Khi chưa có dịch phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những vật mang trùng. Khi đó, đối với vật mang trùng cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây. Phát hiện sớm, chủ động và tích cực. Phải có kế hoạch định kỳ phát hiện vật mang trùng. Phát hiện động vật mang trùng rất khó. Có thể dùng phương pháp vi sinh vật học để xét nghiệm các chất bài tiết, bài xuất,... nhưng kết quả thường không chắc chắn vì con vật mang trùng chỉ bài xuất mầm bệnh một cách định kỳ. Có thể dùng phương pháp huyết thanh học phát hiện kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng thể tuy dễ thực hiện nhưng kết quả thường khó giải thích. Phát hiện kháng nguyên đặc hiệu thường dễ giải thích hơn nhưng việc thực hiện thường khó hơn do phản ứng thường có độ nhạy thấp hơn và sự bài xuất mầm bệnh (kháng nguyên) từ vật sống mang trùng không phải khi nào cũng xảy ra. Mầm bệnh có thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 4 Chương 4 PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm 1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn. Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con người được nâng cao. Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình. Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch bệnh động vật dưới nước và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh. Các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau. Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm cho động vật khỏe không bị lây bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành. Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường truyền lây và đối với động vật mẫn cảm. 2. Đối sách đối với nguồn bệnh 2.1. Với vật mang trùng Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế nguồn bệnh gieo rắc mầm bệnh ra ngoài. Khi chưa có dịch phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những vật mang trùng. Khi đó, đối với vật mang trùng cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây. Phát hiện sớm, chủ động và tích cực. Phải có kế hoạch định kỳ phát hiện vật mang trùng. Phát hiện động vật mang trùng rất khó. Có thể dùng phương pháp vi sinh vật học để xét nghiệm các chất bài tiết, bài xuất,... nhưng kết quả thường không chắc chắn vì con vật mang trùng chỉ bài xuất mầm bệnh một cách định kỳ. Có thể dùng phương pháp huyết thanh học phát hiện kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng thể tuy dễ thực hiện nhưng kết quả thường khó giải thích. Phát hiện kháng nguyên đặc hiệu thường dễ giải thích hơn nhưng việc thực hiện thường khó hơn do phản ứng thường có độ nhạy thấp hơn và sự bài xuất mầm bệnh (kháng nguyên) từ vật sống mang trùng không phải khi nào cũng xảy ra. Mầm bệnh có thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thú y phòng bênh vật nuôi chăm sóc vật nuôi bênh truyền nhiễm giáo trình thú yGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 111 0 0 -
88 trang 87 0 0
-
Bài giảng Nhiễm HIV: Điều gì bác sỹ đa khoa cần biết? - Howard Libman, M.D
48 trang 53 0 0 -
143 trang 51 0 0
-
22 trang 37 0 0
-
Tài liệu Truyền nhiễm Y5 - ĐH Y Hà Nội
104 trang 36 0 0 -
Hướng dẫn phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
49 trang 35 0 0 -
34 trang 33 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Bệnh ở chó mèo
6 trang 31 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 29 0 0