Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 5
Số trang: 29
Loại file: pdf
Dung lượng: 858.04 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 5ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄMĐiều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì có tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh được coi là một nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn không trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 5 1Chương 5 ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Điều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì cótác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh được coi là mộtnguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toànkhông trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan. Chữa bệnhkịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tếcho người chăn nuôi. Việc hạn chế tác hại tiến tới tiêu diệt bệnh dịch phảitrên cơ sở kết hợp công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chữa bệnh cũngchính là một phương pháp phòng bệnh dịch. Phòng bệnh là tích cực, là chủđộng, chữa bệnh có phần nào bị động nhưng có ý nghĩa tích cực, là vì chữacho con bệnh cũng tức là phòng cho con khỏe, nên không thể tách rờiphòng và chữa bệnh. Vậy chữa bệnh là rất cần thiết, phải kịp thời và kếthợp phòng bệnh với chữa bệnh. Chữa bệnh truyền nhiễm cần tuân thủ cácnguyên tắc sau: - Chữa toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị: hộ lý,dinh dưỡng và dùng thuốc gồm các thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh(chất kháng sinh đối với vi khuẩn, interferon,... đối với virut) lẫn nhữngthuốc tăng cường cơ năng của cơ thể (vitamin, máu, thuốc giảm đau, thuốchạ sốt,...). - Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh tức xác định đúng tínhmẫn cảm của mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổchức ổ bệnh khi chọn những thuốc trong số các thuốc có hiệu quả tiêu diệtmầm bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế bệnh lây lan. - Diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp chữa triệu chứng. - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng củacơ thể. Làm cho cơ thể tự chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ítbị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệtđược mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnhhưởng của thuốc đến cơ thể. - Với động vật được chăn nuôi vì mục đích kinh tế khi chữa bệnhđộng vật cần chú ý đến tiên lượng bệnh cần điều trị để bảo đảm hiệu quảkinh tế của việc chăn nuôi. Cho nên chỉ nên chữa những gia súc có thểchữa lành mà không giảm sức cày kéo và khả năng cho sản phẩm. Nếu 2chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa (giết mổtuân theo các quy định tránh làm lây lan mầm bệnh). - Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữađặc hiệu, hoặc những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thìkhông nên chữa. Khi đó giết hủy hoặc giết mổ lấy thịt (những bệnh súc màthịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm) là những giải pháp cần lựa chọn. - Động vật nuôi nhốt tập trung thường phát bệnh đồng loạt gây thiệthại lớn do sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại với khảnăng cao, những động vật này lại có tính đề kháng bệnh thấp, nhiều trườnghợp bệnh vi khuẩn và nguyên trùng chưa có vacxin phòng bệnh, khi mộtbộ phận động vật phát bệnh thì phần còn lại của quần thể cũng thườngđồng thời cảm nhiễm và ủ bệnh nên không thể chỉ áp dụng biện pháp điềutrị cá thể. Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường nên bổsung thuốc vào thức ăn và nước uống cho cả đàn để trừ khử căn bệnh.Hơn nữa, trong trại chăn nuôi tập trung thường sẵn có mầm bệnh hoặcmầm bệnh xâm nhập vào theo động vật mới nhập trại cho nên rất nhiềukhả năng động vật bị cảm nhiễm trong thời kỳ nuôi dưỡng. Chẳng hạn,bệnh hô hấp do Mycoplasma và Bordetella, bệnh tiêu hóa do Serpulina(Treponema) hyodysenteriae và E. coli ở lợn, bệnh hô hấp do Mycoplasmavà Haemophilus, bệnh tiêu hóa do E. coli và Coccidia ở gà,... Để phòngcũng như để điều trị các bệnh này khi xuất hiện bệnh, trong những thời kỳnuôi dưỡng nhất định cần vận dụng phương pháp bổ sung một số thuốchữu hiệu nhất đối với các loại mầm bệnh là vi khuẩn và nguyên trùng. Cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa bệnh. Bên cạnhcác phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, hộ lý là một nhiệm vụ chữa bệnhrất quan trọng, vì tạo điều kiện cho bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng,hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm: cho gia súc bệnh nghỉ ngơi, nhốtriêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng, mát, sạch sẽ, yên tĩnh),theo dõi nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm nhữngbiến chuyển của bệnh để đối phó kịp thời, cho ăn uống tốt và phù hợp vớitính chất bệnh, khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mình,...I. Liệu pháp miễn dịch Trong số các liệu pháp miễn dịch có liệu pháp huyết thanh, liệupháp gamma-globulin miễn dịch và liệu pháp vacxin. Trong đó liệu phápvacxin có thể áp dụng trong điều trị một số bệnh mãn tính do nhiễm khuẩnký sinh nội bào và là phương pháp điều trị được áp dụng rất hạn chế. Cóthể chữa một số bệnh truyền nhiễm bằng vacxin, nhất là dùng vacxin chếtừ mầm bệnh phân lập được ở súc vật mắc bệnh, vì là kháng nguy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 5 1Chương 5 ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Điều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì cótác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh được coi là mộtnguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toànkhông trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan. Chữa bệnhkịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tếcho người chăn nuôi. Việc hạn chế tác hại tiến tới tiêu diệt bệnh dịch phảitrên cơ sở kết hợp công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chữa bệnh cũngchính là một phương pháp phòng bệnh dịch. Phòng bệnh là tích cực, là chủđộng, chữa bệnh có phần nào bị động nhưng có ý nghĩa tích cực, là vì chữacho con bệnh cũng tức là phòng cho con khỏe, nên không thể tách rờiphòng và chữa bệnh. Vậy chữa bệnh là rất cần thiết, phải kịp thời và kếthợp phòng bệnh với chữa bệnh. Chữa bệnh truyền nhiễm cần tuân thủ cácnguyên tắc sau: - Chữa toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị: hộ lý,dinh dưỡng và dùng thuốc gồm các thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh(chất kháng sinh đối với vi khuẩn, interferon,... đối với virut) lẫn nhữngthuốc tăng cường cơ năng của cơ thể (vitamin, máu, thuốc giảm đau, thuốchạ sốt,...). - Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh tức xác định đúng tínhmẫn cảm của mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổchức ổ bệnh khi chọn những thuốc trong số các thuốc có hiệu quả tiêu diệtmầm bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế bệnh lây lan. - Diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp chữa triệu chứng. - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng củacơ thể. Làm cho cơ thể tự chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ítbị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệtđược mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnhhưởng của thuốc đến cơ thể. - Với động vật được chăn nuôi vì mục đích kinh tế khi chữa bệnhđộng vật cần chú ý đến tiên lượng bệnh cần điều trị để bảo đảm hiệu quảkinh tế của việc chăn nuôi. Cho nên chỉ nên chữa những gia súc có thểchữa lành mà không giảm sức cày kéo và khả năng cho sản phẩm. Nếu 2chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa (giết mổtuân theo các quy định tránh làm lây lan mầm bệnh). - Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữađặc hiệu, hoặc những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thìkhông nên chữa. Khi đó giết hủy hoặc giết mổ lấy thịt (những bệnh súc màthịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm) là những giải pháp cần lựa chọn. - Động vật nuôi nhốt tập trung thường phát bệnh đồng loạt gây thiệthại lớn do sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại với khảnăng cao, những động vật này lại có tính đề kháng bệnh thấp, nhiều trườnghợp bệnh vi khuẩn và nguyên trùng chưa có vacxin phòng bệnh, khi mộtbộ phận động vật phát bệnh thì phần còn lại của quần thể cũng thườngđồng thời cảm nhiễm và ủ bệnh nên không thể chỉ áp dụng biện pháp điềutrị cá thể. Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường nên bổsung thuốc vào thức ăn và nước uống cho cả đàn để trừ khử căn bệnh.Hơn nữa, trong trại chăn nuôi tập trung thường sẵn có mầm bệnh hoặcmầm bệnh xâm nhập vào theo động vật mới nhập trại cho nên rất nhiềukhả năng động vật bị cảm nhiễm trong thời kỳ nuôi dưỡng. Chẳng hạn,bệnh hô hấp do Mycoplasma và Bordetella, bệnh tiêu hóa do Serpulina(Treponema) hyodysenteriae và E. coli ở lợn, bệnh hô hấp do Mycoplasmavà Haemophilus, bệnh tiêu hóa do E. coli và Coccidia ở gà,... Để phòngcũng như để điều trị các bệnh này khi xuất hiện bệnh, trong những thời kỳnuôi dưỡng nhất định cần vận dụng phương pháp bổ sung một số thuốchữu hiệu nhất đối với các loại mầm bệnh là vi khuẩn và nguyên trùng. Cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa bệnh. Bên cạnhcác phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, hộ lý là một nhiệm vụ chữa bệnhrất quan trọng, vì tạo điều kiện cho bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng,hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm: cho gia súc bệnh nghỉ ngơi, nhốtriêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng, mát, sạch sẽ, yên tĩnh),theo dõi nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm nhữngbiến chuyển của bệnh để đối phó kịp thời, cho ăn uống tốt và phù hợp vớitính chất bệnh, khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mình,...I. Liệu pháp miễn dịch Trong số các liệu pháp miễn dịch có liệu pháp huyết thanh, liệupháp gamma-globulin miễn dịch và liệu pháp vacxin. Trong đó liệu phápvacxin có thể áp dụng trong điều trị một số bệnh mãn tính do nhiễm khuẩnký sinh nội bào và là phương pháp điều trị được áp dụng rất hạn chế. Cóthể chữa một số bệnh truyền nhiễm bằng vacxin, nhất là dùng vacxin chếtừ mầm bệnh phân lập được ở súc vật mắc bệnh, vì là kháng nguy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thú y phòng bênh vật nuôi chăm sóc vật nuôi bênh truyền nhiễm giáo trình thú yGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 111 0 0 -
88 trang 87 0 0
-
Bài giảng Nhiễm HIV: Điều gì bác sỹ đa khoa cần biết? - Howard Libman, M.D
48 trang 53 0 0 -
143 trang 51 0 0
-
22 trang 37 0 0
-
Tài liệu Truyền nhiễm Y5 - ĐH Y Hà Nội
104 trang 36 0 0 -
Hướng dẫn phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
49 trang 35 0 0 -
34 trang 33 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Bệnh ở chó mèo
6 trang 31 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 29 0 0