Danh mục

Giáo trình Bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Công nghệ thông tin và TĐH trong điều khiển - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Số trang: 90      Loại file: doc      Dung lượng: 5.22 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Công nghệ thông tin và TĐH trong điều khiển hay gọi tắt là "Giáo trình công nghệ thông tin và tự động hóa trong điều khiển" do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết về công nghệ thông tin và tự động hóa trong điều khiển cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất môn Công nghệ thông tin và TĐH trong điều khiển - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH BỔ TÚC CẤP GCNKNCM MÁY TRƯỞNG HẠNG NHẤT MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TĐH TRONG ĐIỀU KHIỂN       1           Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên,  người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại  Thông tư số 57/2014/TT­BGTVT  ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương  tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục Đường thủy  nội địa Việt Nam tổ  chức biên soạn  “Giáo trình công nghệ  thông tin và tự   động hóa trong điều khiển”. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy   nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn   thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo   thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                                 CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2 PHẦN 1: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chương 1 CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN     1.1. Thông tin Thông tin là sự  phản ánh sự  vật, sự  việc, hiện tượng của thế giới khách  quan và các họat động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con   người thông qua việc cảm nhận thông tin là tăng hiểu biết cho mình và tiến hành   những họat động có ích cho cộng đồng. Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc  trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các  kênh liên lạc tự  nhiên hoặc nhân tạo như  sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm  thanh, sóng hình… Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau  hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ  ra chữ  viết. Ngày nay nhiều công cụ  phổ  biến thông tin đã xuất hiện: bút viết,   máy in, điện tín, điện thọai, phát thanh, truyền hình, phim ảnh….      1.2. Xử lý thông tin Việc lưu trữ và truyền tin chỉ có giá trị khi quá trình đó đảm bảo chính xác  nội dung của nó. Để  thuận tiện người ta phải biến đổi và khôi phục thông tin   theo quy ước sao cho đảm bảo: chính xác, kinh tế, thời gian, không gian, mà thực   3 chất là quá trình xử lý thông tin: mã hóa thông tin, cất giữ, truyền tin và giải mã   thông tin. 4 Bài 2: KHÁI NIỆM PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM     2.1. Phần cứng (Hardware) Phần cứng là những bộ  phận thiết bị  vật lý cụ  thể  của máy tính hay hệ  thống máy tính như nguồn máy tính (power), bo mạch chủ (mainboard), bộ xử lý  (CPU),   ổ   đĩa   cứng,   ổ   đĩa   mềm,   ổ   đĩa   CD­ROM,   CD­RW,   DVD,   màn   hình   (monitor), bàn phím (keyboard), chuột (mouse)… Dựa vào chức năng và cách thức họat động của chúng mà người ta phân ra  thành: ­ Bộ phận đầu vào (Input): Các bộ phận thu thập dữ liệu, mệnh lệnh như  bàn phím, chuột… ­ Bộ phận đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi   lệnh như màn hình, loa, máy in.     2.2. Phần mềm (Software) Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc  nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một   số chức năng hoặc giải quyết một bài tóan nào đó. Phần mềm được phân lọai dựa trên phương thức họat động bao gồm:  Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình…. 5 Bài 3: HỆ ĐIỀU HÀNH Hệ  điều hành là một chương trình quản lý phần cứng máy tính. Nó cung  cấp nền tảng cho các chương trình ứng dụng và đóng vai trò trung gian giao tiếp  giữa người dùng máy tính và phần cứng của máy tính đó. Hệ điều hành thiết lập  cho các tác vụ  này rất đa dạng. Một vài hệ  điều hành thiết kế  tiện dụng trong  khi một số khác thiết kế hiệu quả hoặc kết hợp cả hai. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Thông tin là gì? Thế nào là xử lý thông tin? 2. Phần cứng là gì? 3. Phần mềm là gì? 4. Hệ điều hành là gì? Chương 2 CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Khởi động  Windows XP được tự động khởi động sau khi bật công tắc nguồn của máy tính.  Khi khởi động xong, windows có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User  name) và mật khẩu (password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập   (logging on). Mỗi người sử  dụng sẽ  có 1 tập hợp thông tin về  các lựa chọn tự  thiết lập cho mình (dáng vẻ  màn hình, các chương trình tự  động chạy khi khởi   6 động máy…) gọi là user profile và được windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho  những lần khởi động sau. 1.2 Thoát khỏi windows Khi muốn thoát khỏi windows XP, bạn đóng tất cả  các cửa sổ   ứng dụng đang  mở, tiếp theo thực hiện một trong những cách sau đây: Cách 1: Nhấn tổ hợp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: