Danh mục

Giáo trình căn bản về mạng máy tính - Lê Đình Danh 5

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.14 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lê Đình Danh - Giáo trình Mạng máy tính m6 = 3 Khối đầu tiên được mã hoá thành: 68879 (mod 3337) = 1570 = c1 Tương tự thực hiện trên các khối khác, sau đó tổng hợp lại ta sẽ được bản rõ hoàn chỉnh: c = 1570 2756 2714 2276 2423 158 Việc giải mã tiến hành tương tự với khoá giải mã d =1019. Ví dụ: 15701019 (mod 3337) = 688 = m1
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình căn bản về mạng máy tính - Lê Đình Danh 5 Lê Đình Danh - Giáo trình Mạng máy tính m6 = 3 Khối đầu tiên được mã hoá thành: 68879 (mod 3337) = 1570 = c1 Tương tự thực hiện trên các khối khác, sau đó tổng hợp lại ta sẽ được bản rõ hoàn chỉnh: c = 1570 2756 2714 2276 2423 158 Việc giải mã tiến hành tương tự với khoá giải mã d =1019. Ví dụ: 15701019 (mod 3337) = 688 = m1 4.3.3.5. So sánh các phương pháp mật mã Để đánh giá một giải thuật mã hoá cần dựa vào các yếu tố như độ phức tạp, thời gian mã hoá và vấn đề phân phối khoá trong môi trường nhiều người sử dụng. Các phương pháp mã hoá cổ điển như phương pháp đổi chỗ và thay thế là đơn giản và được sử dụng sớm nhất. Nhược điểm của chúng là độ an toàn không cao do thường không đạt được độ phức tạp cần thiết đồng thời rất dễ bị lộ khoá do cả người gửi lẫn người nhận đều phải biết khoá. Còn các phương pháp mã hoá sử dụng khoá công khai (như RSA) mặc dù khắc phục được vấn đề phân phối khoá song lại có chi phí cao và khá chậm chạp. Trong khi thời gian mã hoá của phương pháp DES chỉ đòi hỏi vài micro giây thì phương pháp RSA lại đòi hỏi tới vài mili giây, do đó hạn chế thông lượng ở mức 50 Kb/s. Hiện nay nhìn chung phương pháp mã hoá DES được sử dụng rộng rãi nhất, tuy người ta vẫn còn bàn cãi xem độ dài của khoá 48 bít đã đủ chưa và các phép thay thế đã đủ phức tạp chưa để đạt được độ an toàn thông tin mong muốn. Một số bài tập1. Cho xâu ký tự: “KINH TE THI TRUONG”, hãy dùng phương pháp đổi chỗ theo mẫu hình học để mã hoá với ma trận có kích thước 3x5, và hoán vị cột là 1,3,5,4,2.2. Cho xâu ký tự: “HOI NHAP VAO WTO DE PHAT TRIEN”, hãy dùng phương pháp đổi chỗ cột để mã hoá với ma trận có kích thước 4x6, và hoán vị cột là 3,1,2,5,4,6.3. Cho xâu ký tự: “KINH TE NUOC TA DANG TANG TRUONG MANH”, hãy dùng phương pháp hoán vị theo chu kỳ cố định để mã hoá, cho chu kỳ d = 6, hoán vị trong mỗi chu kỳ là 1,5,2,4,6,3.4. Cài đặt các thuật toán mã hoá, viết hàm giải mã cho các phương pháp mã hoá trên. http://www.ebook.edu.vn 93Lê Đình Danh - Giáo trình Mạng máy tính4.5. Đánh giá hiệu năng mạng4.5.1. Khái niệm hiệu năng và các độ đo hiệu năng mạngKhái niệm hiệu năng mạng Theo nghĩa chung, hiệu năng là một độ đo công việc mà một hệ thống thực hiệnđược. Hiệu năng chủ yếu được xác định bởi sự kết hợp của các nhân tố: tính sẵn sàng đểdùng (availability), thông lượng (throughput) và thời gian đáp ứng (response time). Đốivới mạng máy tính, hiệu năng cũng còn được xác định dựa trên các nhân tố khác nữa, thídụ: thời gian trễ (delay), độ tin cậy (reliability), tỉ suất lỗi (error rate), hiệu năng của ứngdụng v.v. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu cụ thể, hiệu năng có thể chỉ bao gồm một nhân tố nàođó hoặc là sự kết hợp một số trong các nhân tố nêu trên.Các độ đo hiệu năng mạng Có thể phân các độ đo hiệu năng thành hai loại: các độ đo hướng tới người sử dụngvà các độ đo hướng tới hệ thống. Trong các độ đo hướng tới người sử dụng, thời gian đápứng (response time) thường được sử dụng trong các hệ thời gian thực hoặc các môitrường hệ thống tương tác. Đó là khoảng thời gian từ khi có một yêu cầu (request) đến hệthống cho đến khi nó được hệ thống thực hiện xong. Trong các hệ thống tương tác, đôikhi người ta sử dụng độ đo thời gian phản ứng của hệ thống (system reaction time) thaycho thời gian đáp ứng. Đó là khoảng thời gian tính từ khi input đến hệ thống cho đến khiyêu cầu chứa trong input đó nhận được khe thời gian (slice time) phục vụ đầu tiên. Độ đonày đo mức độ hiệu dụng của bộ lập lịch của hệ thống trong việc nhanh chóng cung cấpdịch vụ cho một yêu cầu mới đến. Trong các hệ thống mạng máy tính, các đại lượng thờigian đáp ứng, thời gian phản ứng của hệ thống đều được xem là các biến ngẫu nhiên, vìvậy người ta thường nói về phân bố, kỳ vọng, phương sai... của chúng. Các độ đo hướng tới hệ thống điển hình là thông lượng (throughput) và thời gian trễ(delay time, delay). Thông lượng được định nghĩa là số đơn vị thông tin tính trung bìnhđược vận chuyển qua mạng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thông tin ở đây có thể làbit, byte hay gói số liệu... Nếu các đơn vị thông tin đi vào mạng theo một cơ chế độc lậpvới trạng thái của mạng, thì thông lượng cũng chính bằng tốc độ đến trung bình nếumạng vẫn còn có khả năng vận chuyển, không dẫn đến trạng thái bị tắc nghẽn. Một sốtrường hợp người ta sử dụng đại lượng không thứ nguyên Hệ số sử dụng đường truyền(Line Utilization) hay còn gọi thông lượng chuẩn hoá, đó là tỉ số của thông lượng trênnăng lực vận chuyển của đường truyền (line capacity). Thời gian trễ là thời gian trungbình để vận chuyển một gói số liệu qua mạng, từ nguồn tới đích. Cũng có trường hợpngười ta sử dụng đại lượng thờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: