Danh mục

Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) - CĐ Cơ Điện Hà Nội

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) với mục tiêu nhằm giúp các bạn tóm tắt được kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy doa đứng. Trình bày được nguyên lý làm việc, các xích truyền động (có bản vẽ) của máy doa đứng. Mô tả được các bộ phận chính, phụ tùng kèm theo của máy doa và trình bày được tính năng, công dụng của chúng. Trình bày được quy trình kiểm tra, vận hành, chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Doa lỗ trên máy doa) - CĐ Cơ Điện Hà Nội BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH CẮT GỌT KIM LOẠI                                 MÔ ĐUN:  DOA LỖ TRÊN MÁY DOA NGÀNH/NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐCĐ­ĐT   ngày 25.tháng 05 năm   2017 của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Hà Nội, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh   doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về  số  lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ  đào tạo nguồn nhân lực  kỹ  thuật trực tiếp đáp  ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự  phát triển của khoa   học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế  tạo Việt đã có những bước   phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề  cắt gọt kim loại đã được xây dựng  trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun.  Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện,   việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề  theo theo các môđun đào tạo nghề là  cấp thiết hiện nay. Mô đun: Doa lỗ  trên máy doa    là mô đun đào tạo nghề  được biên soạn  theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện,  nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ gia công cơ  khí trong   và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.  Mặc dầu có rất nhiều cố  gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm  khuyết, rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của độc giả  để  giáo trình  được hoàn thiện hơn.                          Xin chân thành cảm ơn!                                                                            Hà nội, ngày    tháng 5 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đỗ Trọng Đại 2. Đặng Đình Hiếu I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun:  ­ Vị trí: Doa lỗ trên máy doa là mô đun chuyên ngành Cắt gọt kim loại.   Mô đun được bố  trí  sau các môn học kỹ  thuật cơ  sở, sau các môn học lý   thuyết chuyên môn. ­ Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Cắt gọt kim loại mang tính tích  hợp giữa lý thuyết và thực hành, người học trực tiếp làm gia sản phẩm theo   nội dung của mô đun. II. Mục tiêu mô đun: ­ Tóm tắt được kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy doa đứng. ­ Trình bày được nguyên lý làm việc, các xích truyền động (có bản vẽ)  của máy doa đứng. ­  Mô tả  được  các bộ  phận chính,  phụ  tùng kèm theo  của máy doa  và  trình bày được tính năng, công dụng của chúng. ­ Trình bày được quy trình  kiểm tra, vận hành, chăm sóc  bảo dưỡng  máy đúng kỹ thuật. ­ Thao tác vận hành được máy doa đứng đúng kỹ thuật và đảm bảo an  toàn cho người và máy. ­ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích  cực sáng tạo trong học tập. III. Nội dung mô đun: Bài 1: Vận hành máy doa đứng 1. Công nghệ doa và đặc tính kỹ thuật máy doa đứng. Máy doa đứng được dùng để gia công lỗ trong các hộp giảm tốc, đồ gá và chi  tiết mà các lỗ đó có yêu cầu về độ chính xác tương quan cao. Ngoài tiện ra  trên máy này có thể thực hiện các nguyên công về lỗ, phay tinh, lấy dấu và  kiểm tra kích thước thẳng, đặc biệt khoảng cách các tâm… Do máy đuợc  trang bị những cơ cấu đặc biệt: đo lường quang học, kính phóng đại, bàn  quay với sụng cụ quang học v.v.. nên độ chính xác định vị khoảng cách tâm  trong hệ toạ độ khoảng vuông góc đạt tới 0,001 mm và  trong hệ toạ độ độc  cực tới 5’’. Ngoài chức năng là MCKL nó còn là máy khắc độ và đo lường  chính xác cao. Để tính tới ảnh hưởng do biến dạng nhiệt của các cơ cấu đo  lường và hiệu chỉnh của máy, cần phải luôn giữ máy trong môi trường nhiệt  độ 20oC.  Có hai loại máy doa đứng : loại một trụ và loại hai trụ Tuy nhiên, ngày nay máy doa đứng  đang dần được thay thế bằng các máy doa  điều khiển theo chương trình CNC linh hoạt hơn. Các toạ độ đuợc tính nhờ các trục gương tỉ lệ và khí cụ quang học chính xác.  Các trục gương là các thanh thép không gỉ được mài bóng trên đó có khắc  đường ren tinh xác. Các toạ độ được thiết lập theo thang chính xác bang cách  quan sát qua kính hiển vi đặc biệt. Các tia từ nguồn sáng  10 qua thấu kính 9 thành chùm tia đập lên bề mặt kính  phẳng 8 dưới góc 45o. Từ kính phẳng chùm tia phản xạ đến bề mặt gương  của trục tỉ lệ 7. Chùm tia được phản xạ bởi trục 7 đi qua kính phẳng 8 đến  lăng kính 6 bị khúc xạ rồi xuyên thấu kính 5 thành chùm song song và ra khỏi  mặt kính. Vượt qua khoảng cách giữa giá máy và bảng điều khiển, chùm tia  đập vào thị kính. Sau đó chùm tia đi qua thấu kính 4 rồi bị lăng kính 3 làm  khúc xạ và hội tụ tại tiêu điểm của thị kính 1. Trong trường nhìn của thị kính  1 có tấm thuỷ tinh mỏng 2 với hai đường ngắm song song mà giữa chúng bố  trí được hình ảnh thang chia của trục tỉ lệ 7.  Dịch chuyển nhờ thang chia của các trục gương được đo như sau: Giá trị dịch  chuyển được đo bằng từng milimet được tính theo thước tỉ lệ với các vạch  chia. Khoảng cách dịnh chuyển bằng từng phân milimet được tính theo vành  chia độ đuợc gắn trên trục với các thang chia. Độ chính xác của số đọc phụ  thuộc vào độ chính xác vạch ren của trục tỉ lệ.     1.1. Nguyên lý và sơ đồ động                                                          Sơ đồ độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: