Danh mục

Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 16.36 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) được biên soạn nhằm nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập môn học Cấu tạo kiến trúc trong các trường có đào tạo nghề xây dựng. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: cấu tạo sàn; cấu tạo cầu thang; cấu tạo mái nhà;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 4: CẤU TẠO SÀN Mã chương: MH11-04 Giới thiệu: Sàn bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng hiện nay. Muốn thi công tót người học cần biết được cấn tạo của sàn bê tông cốt thép. Mục tiêu: - Trang bị cho học sinh hiểu rõ về sàn bê tông cốt thép; - Biết phân biệt các loại sàn và hiểu được nguyên lý làm việc của nó; - Học sinh nắm được cấu tạo của các loại sàn; - Vẽ được cấu tạo của các loại sàn đúng quy cách Nội dung chính: 1. Đặc điểm-Ưu nhược điểm 1.1. Đặc điểm - Sàn bê tông cốt thép là loại sàn được áp dụng rộng rãi trong xây dựng kiến trúc dân dụng và công nghiệp, nó đồng thời làm 2 nhiệm vụ: kết cấu chịu lực và kết cấu bao che của nhà. - Là kết cấu chịu lực: Mang tải trọng thường xuyên và tạm thời: trọng lượng bản thân, đồ đạc trong nhà, con người và vật đi lại để truyền xuống các kết cấu: tường, cột. - Là kết cấu bao che: phân chia không gian trong nhà thàng các tầng khác nhau. 1.2. Ưu điểm - Cấu tạo đơn giản, bền chắc có độ cứng lớn. - Có khả năng chống cháy tốt, không mục nát, ít phải bảo trì, thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh. - Vượt được khẩu độ lớn, diện tích rộng. - Thuận tiện trong việc công nghiệp hoá xây dựng. 1.3. Nhược điểm - Sửa chữa,cải tiến khó - Khả năng cách âm không cao. - Tải trọng bản thân lớn. 2. Phân loại 2.1. Theo sơ đồ kết cấu 2.1.1. Sàn có sườn: Là sàn có dầm chính, dầm phụ hoặc dầm ô vuông đúc liền với bản sàn. Dầm có thể đúc nhô xuống dưới hoặc nhô lên phía trên tuỳ theo yêu cầu kiến trúc. - Sàn áp dụng cho khẩu độ phòng > 3m 72 - Các dầm chính gác theo phương ngắn của phòng, chiều dài thường 6 - 9m cách nhau 4 - 6m. Dầm phụ được đặt vuông góc dầm chính, cách nhau giữa 2 dầm từ 1,5 - 3m - Kích thước tiết diện dầm và bản, sơ bộ được chọn theo công thức kinh nghiệm như sau: 1 1 + Dầm chính: chiều cao h =(  ) , Trong đó  là chiều dài dầm. 8 12 1 1 + Dầm phụ: chiều cao h =(  ) 15 20 1 1 + Chiều rộng dầm: b =(  ) h 3 2 1 1 + Chiều dày bản: hb = (  )l (  nhịp tính toán max của bản) và nằm 35 50 trong khoảng 60 ≤hb ≤ 100 - Dầm phải gác vào tường từ 200 - 250 - Không nên gác dầm trên các lỗ cửa ảnh hưởng đến kết cấu và gây cảm giác tâm lý cho người sử dụng. 2.1.2. Sàn không sườn: Là loại sàn chỉ gồm có bản hoặc pa nel đặt trực tiếp lên tường chịu lực hoặc đầu cột mà không có dầm. Trong nhóm này còn có loại sàn nấm toàn khối, lắp ghép hoặc bán lắp ghép. 2.2. Theo phương pháp thi công 2.2.1. Sàn bê tông cốt thép toàn khối: Là sàn bê tông cốt thép đúc tại chỗ trên các lớp ván khuôn lắp đặt trực tiếp tại công trường, gồm các loại sàn: - Sàn bản kê 2 cạnh( bản 1 phương): Bản chịu lực theo 1 phương với tỷ số giữa 2 cạnh ld/ln > 2. Nhịp của bản nên chọn trong khoảng ≤ 3000 và chiều dầy bản là 60 - 80. Bản cần được gác sâu vào tường ≥ 120. Loại sàn này thường áp dụng cho sàn nhà hẹp và dài như hành lang, khu vệ sinh hoặc bếp. - Sàn bản kê 4 cạnh( bản 2 phương): Bản chịu lực theo 2 phương, bản kê 4 cạnh với tỷ số giữa 2 cạnh ld/ln ≤ 2 và chiều dài các cạnh trong khoảng từ 3000 - 4000, chiều dày sàn từ 80- 100. Hình 1. Sàn kiểu sườn có dần chính, dầm phụ đúc liền với dầm đỡ dưới 73 Hình 2. Sàn kiểu sườn dầm ô vuông đúc liền với bản sàn Hình 3. Sàn kiểu sườn đúc liền với dầm nhô lên trên - Sàn nấm: Kết cấu của sàn nấm gồm một bản dày có mặt bằng vuông hoặc tròn được đặt ở trên một đầu cột trung tâm bản. Để giảm áp suất tập trung ở đầu cột thường được cấu tạo mũ cột loe ra, bề dày sàn e ≥ 1/32l với bước cột l = 6 - 8m, chiều cao mũ cột h = 4 - 5e với độ dốc của phần loe có thể chọn là 30o; 45o; 60o . Loại sàn này thường được áp dụng cho công trình kiến trúc có yêu cầu mặt bằng tương đối lớn như nhà bách hoá, chợ hoặc cơ xưởng. H×nh 4. Sµn nÊm 2.2.2. Sàn bê tông cốt thép lắp ghép - Ưu điểm: Thoả mãn yêu cầu công nghiệp hoá sản xuất và cơ giới hoá thi công. Kết cấu chịu sàn được chế tạo tại nhà máy hoặc tại công trường, sau đó sẽ dùng thiết bị cẩu lắp đưa vào vị trí, loại này nâng cao được hiệu suất lao động, tăng tốc độ thi công, tiết kiệm được vật tư và cải thiện được điều kiện lao động của công nhân. - Nhược điểm: Độ cứng kém loại toàn khối, khả năng chống thấm không cao. a. Sàn lắp tấm đan phẳng: 74 + Kích thước tấm đan có chiều dài từ 1,2m - 2,6m, rộng 0,45 - 0,8m; dày 6 -8cm, có thiết kế móc vận chuyển ở 4 góc + Phạm vi sử dụng: phòng hẹp, hành lang, + Chiều sâu tấm đan gác vào tường hoặc dầm  100. + Tấm đan gác trực tiếp lên giằng tường, sau khi gác xong kê chèn ổn định tiến hành dùng thép  6 giằng các tấm với nhau, dùng vữa bê tông sỏi nhỏ mác 150 chèn mạch. H×nh 5. Lắp ghép tấm đan b. Sàn lắp pa nen hộp: - Pa nel thông thường có nhịp từ 3- 6m rộng 0,4 - 0,6m. Chiều dày sườn panel từ 3 -6cm, bản phía trên dày 2,5 - 4cm, phía dưới 2 - 2,5cm - Hai đầu panel phần gác vào tường làm khuyết mặt trên 12cm để xây tường tiếp, tránh dập đầu panel - Cạnh bên dọc pa nel tạo gờ cả trên và dưới - Hai đầu panel gác sâu vào tường, dầm  10cm - Cạnh bên sát tường của panel gác vào tường 6cm, trường hợp công trình không quan trọng có thể gác panel ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: