Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Phần 2
Số trang: 38
Loại file: pdf
Dung lượng: 375.92 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo tiếp phần 2 của giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần để có thêm thông tin kiến thức về: Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt, chăm sóc người bệnh động kinh, chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần, chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng, quản lý-theo dõi-hỗ trợ người bệnh tâm thần, vệ sinh phòng bệnh tâm thần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Phần 2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt. 2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bệnh và phương pháp điều trị. 3. Thực hiện được cách nhận định tình trạng bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc và tiến hành chăm sóc người bệnh. 4. Giáo dục và hướng dẫn cộng đồng các biện pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt. NỘI DUNG 1. Đại cương Tâm thần phân liệt được dịch từ chữ Schizophrenia có nghĩa là chia cắt các hoạt động tâm thần, hoạt động tâm thần của bệnh nhân không hoà hợp, không thống nhất. Đây là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách của người bệnh bị biến đổi theo kiểu phân liệt, làm cho người bệnh tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm của người bệnh trở nên khô lạnh, học tập và làm việc sút kém. Bệnh này đã được các nhà tâm thần học biết đến từ thời xa xưa. Từ năm 1857, tác giả R.Morel (người Pháp) gọi là bệnh mất trí sớm, trong gần một thế kỷ qua, các nhà tâm thần học trên toàn thế giới đã tập trung nghiên cứu về bệnh này vì đây là loại bệnh tâm thần nặng và phức tạp nhất trong các rối loạn tâm thần. Bệnh có một số đặc điểm sau: người bệnh mất thống nhất trong hoạt động tâm thần, mất dần liên hệ với xung quanh, cảm xúc ngày càng khô lạnh, tư duy lệch lạc trầm trọng, hành vi kỳ dị khó hiểu. Tuổi phát sinh chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 - 40. Dịch tể: theo một số tác giả cho thấy, ở Việt Nam có tỷ lệ khoảng 0,7% dân số, thế giới khoảng từ 0,3 đến 1% dân số. 2. Nguyên nhân Cho đến nay nguyên nhân chính của bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn chưa được xác định rõ, đa số các nhà tâm thần học trên thế giới chấp nhận cho rằng đây là một loại bệnh không phải có một thể duy nhất mà có nhiều thể lâm sàng khác nhau. Hiện nay, tồn tại một số quan điểm cho rằng có thể có nhiều giả thuyết như do di truyền gặp từ 30 đến 40% nếu cả bố và mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt, nguyên nhân sinh học là những yếu tố nội sinh như rối loạn chuyển hoá các chất môi giới hoá học thần kinh như dopamin, cathecolamin, serotonin, GABA, andopin... Môi trường tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn, bệnh nhân mất khả năng thích ứng với các Stress tâm lý xã hội, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hoá tuy không phải là nguyên nhân nhưng cũng góp phần thúc đẩy bệnh phát sinh và phát triển. 44 3. Triệu chứng lâm sàng Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là sự rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức của bệnh nhân còn rõ ràng và năng lực trí tuệ còn được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển. Các nhóm triệu chứng có tầm quan trọng đặc biệt và thường đi với nhau là: - Tư duy vang thành tiếng, bị đánh cắp, bị phát thanh. - Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối. - Có các ảo thanh thường xuyên bình phẩm về bệnh nhân, có thể xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể. - Có các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn toàn không thể có được (ví dụ: bệnh nhân cho rằng mìmh có khả năng tiếp xúc với người ngoài hành tinh, có khả năng làm thay đổi thời tiết...). - Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh. - Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, ngôn ngữ không liên quan, không thích hợp và ngôn ngữ bịa đặt. - Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định, sững sờ. - Có các triệu chứng âm tính: vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, học tập kém, lao động giảm sút. - Biến đổi không thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân như mất những sở thích cũ, lười nhác, mải mê suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội. - Trí tuệ còn được duy trì, ý thức còn rõ ràng. Các triệu chứng trên phải tồn tại trên một tháng khi đó mới cho phép chẩn đoán tâm thần phân liệt. 4. Điều trị Đây là bệnh phải điều trị lâu dài, điều trị tấn công tại bệnh viện và điều trị duy trì tại gia đình, kết hợp dùng thuốc với liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội. Nguyên tắc điều trị - Điều trị triệu chứng là chủ yếu. - Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị (hoá dược liệu pháp, tâm lý liệu pháp, liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội v.v...). - Phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị tích cực cơn loạn thần đầu tiên, tiếp tục điều trị duy trì, quản lý và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng - Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân, phát hiện kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát, tác động tâm lý tốt với bệnh nhân... - Chăm sóc bệnh nhân lâu dài, đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh. 45 4.1 Liệu pháp tâm lý - Tiếp xúc với người bệnh với thái độ t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Phần 2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đại cương và nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt. 2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bệnh và phương pháp điều trị. 3. Thực hiện được cách nhận định tình trạng bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc và tiến hành chăm sóc người bệnh. 4. Giáo dục và hướng dẫn cộng đồng các biện pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt. NỘI DUNG 1. Đại cương Tâm thần phân liệt được dịch từ chữ Schizophrenia có nghĩa là chia cắt các hoạt động tâm thần, hoạt động tâm thần của bệnh nhân không hoà hợp, không thống nhất. Đây là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách của người bệnh bị biến đổi theo kiểu phân liệt, làm cho người bệnh tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm của người bệnh trở nên khô lạnh, học tập và làm việc sút kém. Bệnh này đã được các nhà tâm thần học biết đến từ thời xa xưa. Từ năm 1857, tác giả R.Morel (người Pháp) gọi là bệnh mất trí sớm, trong gần một thế kỷ qua, các nhà tâm thần học trên toàn thế giới đã tập trung nghiên cứu về bệnh này vì đây là loại bệnh tâm thần nặng và phức tạp nhất trong các rối loạn tâm thần. Bệnh có một số đặc điểm sau: người bệnh mất thống nhất trong hoạt động tâm thần, mất dần liên hệ với xung quanh, cảm xúc ngày càng khô lạnh, tư duy lệch lạc trầm trọng, hành vi kỳ dị khó hiểu. Tuổi phát sinh chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 - 40. Dịch tể: theo một số tác giả cho thấy, ở Việt Nam có tỷ lệ khoảng 0,7% dân số, thế giới khoảng từ 0,3 đến 1% dân số. 2. Nguyên nhân Cho đến nay nguyên nhân chính của bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn chưa được xác định rõ, đa số các nhà tâm thần học trên thế giới chấp nhận cho rằng đây là một loại bệnh không phải có một thể duy nhất mà có nhiều thể lâm sàng khác nhau. Hiện nay, tồn tại một số quan điểm cho rằng có thể có nhiều giả thuyết như do di truyền gặp từ 30 đến 40% nếu cả bố và mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt, nguyên nhân sinh học là những yếu tố nội sinh như rối loạn chuyển hoá các chất môi giới hoá học thần kinh như dopamin, cathecolamin, serotonin, GABA, andopin... Môi trường tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn, bệnh nhân mất khả năng thích ứng với các Stress tâm lý xã hội, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hoá tuy không phải là nguyên nhân nhưng cũng góp phần thúc đẩy bệnh phát sinh và phát triển. 44 3. Triệu chứng lâm sàng Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là sự rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức của bệnh nhân còn rõ ràng và năng lực trí tuệ còn được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển. Các nhóm triệu chứng có tầm quan trọng đặc biệt và thường đi với nhau là: - Tư duy vang thành tiếng, bị đánh cắp, bị phát thanh. - Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối. - Có các ảo thanh thường xuyên bình phẩm về bệnh nhân, có thể xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể. - Có các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn toàn không thể có được (ví dụ: bệnh nhân cho rằng mìmh có khả năng tiếp xúc với người ngoài hành tinh, có khả năng làm thay đổi thời tiết...). - Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh. - Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, ngôn ngữ không liên quan, không thích hợp và ngôn ngữ bịa đặt. - Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định, sững sờ. - Có các triệu chứng âm tính: vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, học tập kém, lao động giảm sút. - Biến đổi không thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân như mất những sở thích cũ, lười nhác, mải mê suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội. - Trí tuệ còn được duy trì, ý thức còn rõ ràng. Các triệu chứng trên phải tồn tại trên một tháng khi đó mới cho phép chẩn đoán tâm thần phân liệt. 4. Điều trị Đây là bệnh phải điều trị lâu dài, điều trị tấn công tại bệnh viện và điều trị duy trì tại gia đình, kết hợp dùng thuốc với liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội. Nguyên tắc điều trị - Điều trị triệu chứng là chủ yếu. - Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị (hoá dược liệu pháp, tâm lý liệu pháp, liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội v.v...). - Phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị tích cực cơn loạn thần đầu tiên, tiếp tục điều trị duy trì, quản lý và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng - Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân, phát hiện kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát, tác động tâm lý tốt với bệnh nhân... - Chăm sóc bệnh nhân lâu dài, đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh. 45 4.1 Liệu pháp tâm lý - Tiếp xúc với người bệnh với thái độ t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Chăm sóc sức khỏe tâm thần Bệnh tâm thần phân liệt Chăm sóc người bệnh động kinh Bệnh rối loạn tâm thần Phòng bệnh tâm thầnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
197 trang 84 0 0 -
9 trang 46 0 0
-
84 trang 40 0 0
-
Tội phạm có các rối loạn tâm thần: Tổng quan nghiên cứu và đề xuất các hình thức đánh giá/can thiệp
9 trang 37 0 0 -
Sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông
8 trang 36 0 0 -
Trị liệu nghệ thuật đối với trẻ tự kỷ - Tiếp cận từ góc nhìn của ngành Công tác xã hội
3 trang 36 0 0 -
Một số kỹ thuật sử dụng tham vấn khủng hoảng tâm lý cho trẻ em
5 trang 32 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai
4 trang 32 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa Thần kinh (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
74 trang 28 0 0 -
6 trang 24 0 0