Thông tin tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y giới thiệu về các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp khám bệnh, các xét nghiệm đơn giản, đồng thời giới thiệu các kỹ thuật chẩn đoán mới như: Phương pháp X – quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết… trên cơ thể vật nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y
NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ – CĐLC ngày tháng năm
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)
Lào Cai, năm 20
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
LỜI GIỚI THIỆU
Các cơ quan thú y từ Trung ương đến địa phương hằng năm đã có nhiều cố gắng
trong công tác chỉ đạo thực hiện phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, song dịch bệnh
vẫn còn xảy ra phổ biến gây nhiều thiệt hại kinh tế về phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm ở nước ta.
Một trong những trở ngại lớn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh cho vật
nuôi là hàng ngũ kỹ thuật viên cơ sở và người trực tiếp chăn nuôi còn có nhiều người
chưa có những hiểu biết, những kỹ thuật cơ bản về công tác chẩn đoán và công tác điều
trị bệnh cho vật nuôi.
Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y giới thiệu về các phương pháp chẩn đoán
lâm sàng, các phương pháp khám bệnh, các xét nghiệm đơn giản, đồng thời giới thiệu
các kỹ thuật chẩn đoán mới như: Phương pháp X – quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết…
trên cơ thể vật nuôi.
Giáo trình có 3 bài:
Bài1: Làm quen với các khái niệm chuyên môn của nghề như: Triệu chứng, hội
chứng, chẩn đoán, tiên lượng.
Bài 2: Trình tự khám bệnh và các phương pháp khám lâm sàng, các phương pháp
khám đặc biệt và cách khám tổng thể một con vật bệnh.
Bài 3: Trình tự khám các khí quan bộ phận trong cơ thể như: khám hệ tim mạch,
hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tôi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để bổ sung cho cuốn
giáo trình được hoàn thiện và đầy đủ hơn
Xin chân thành cảm ơn.
Lào Cai, ngày tháng năm 2020
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Trương Thị Xuân
3
MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..........................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................3
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN.......................................................................................................7
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH.....................................................................9
1. Khái niệm về chẩn đoán và phân loại chẩn đoán..............................................................9
1.1. Khái niệm chẩn đoán.................................................................................................9
3.2. Phân loại chẩn đoán: Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đoán mà ta có các
loại chẩn đoán sau:............................................................................................................9
3.2.1. Theo phương pháp chẩn đoán.............................................................................9
3.2.2. Theo thời gian chẩn đoán..................................................................................10
3.2.3. Chẩn đoán theo mức độ chính xác....................................................................10
2. Khái niệm triệu chứng và phân loại triệu chứng.............................................................11
2.1. Khái niệm triệu chứng.............................................................................................11
2.2. Phân loại triệu chứng...............................................................................................11
1.2.1. Phân loại theo phạm vi biểu hiện......................................................................11
1.2.2. Phân loại theo giá trị chẩn đoán........................................................................11
3. Khái niệm hội chứng và phân loại hội chứng.................................................................12
3.1. Khái niệm hội chứng................................................................................................12
3.2. Phân loại hội chứng.................................................................................................12
4. Khái niệm tiên lượng và phân loại tiên lượng................................................................12
4.1. Khái niệm tiên lượng...............................................................................................12
4.2. Phân loại tiên lượng.................................................................................................13
5. Các phương pháp khám bệnh..........................................................................................13
5.1. Các phương pháp khám cơ bản................................................................................13
5.1.1. Phương pháp nhìn (inspectio)...........................................................................13
5.1.2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio)........................................................................13
5.1.3. Phương p ...