Danh mục

Giáo trình chủ thể kinh doanh

Số trang: 282      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh vàcác chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiệnnay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanhnghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sẽ đượctrình bày trong chương này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình chủ thể kinh doanh CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH Tiến sĩ Bùi Xuân Hải Thạc sĩ Hà Thị Thanh Bình Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh vàcác chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiệnnay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanhnghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sẽ đượctrình bày trong chương này.I. KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHỦ THỂ KINHDOANH1. Khái niệm kinh doanh Một trong những khái niệm nền tảng của môn học chủ thể kinhdoanh là kinh doanh. Trước đây, kinh doanh và tự do kinh doanhđã không được thừa nhận trong đường lối, chính sách và thực tiễnpháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Từ khi thực hiệncông cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm1986, khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Công ty1990, và tiếp tục được khẳng định lại trong Luật Doanh nghiệp1999 và 2005.1 Quyền tự do kinh doanh của công dân cũng đãđược ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Ở góc độ đời thường, hành vi kinh doanh thường được hiểu làhành vi mà chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Trong luậtthực định của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa trong cácđạo luật về công ty năm 1990, 1999 và hiện nay là trong LuậtDoanh nghiệp 2005. Khoản 2, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp quiđịnh: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất http://www.ebook.edu.vn 1cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụsản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lợi.” Khái niệm kinh doanh này đề cập đến mục đích của hành vi vànơi mà hành vi của chủ thể có thể thực hiện, nó bao trùm tất cả cácgiai đoạn của hoạt động đầu tư kinh doanh, từ việc bỏ vốn vào đầutư, đến sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa, cung ứng các loạidịch vụ trên thị trường như đại lý, môi giới, ủy thác, dịch vụ giaonhận …vv, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.2 Nói một cách khác, kháiniêm này tập trung vào bản chất của hành vi, mục đích của hành vichứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt được trong thực tiễn.Khái niệm về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp hàm ý ba đặctính cơ bản: - Hoạt động kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp; - Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường; - Hoạt động kinh doanh có mục đích là lợi nhuận; Một khái niệm rất gần với kinh doanh là thương mại. Cụ thể,nếu xem xét trong luật thực định của Việt Nam, có thể so sánhđịnh nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp và định nghĩavề họat động thương mại theo Luật Thương mại 2005 khi mà đạoluật này đã có sự mở rộng khái niệm họat động thương mại rấtnhiều so với Luật Thương mại 1997. Theo Khoản 1 Điều 3 củaLuật Thương mại 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằmmục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinhlợi khác.” Khái niệm kinh doanh cũng gắn liền với quyền tự do kinhdoanh với tính cách là một bộ phận cấu thành của phạm trù quyền2 http://www.ebook.edu.vntự do của công dân. Trong khoa học pháp lý, quyền tự do kinhdoanh có thể được hiểu theo nghĩa chủ quan (góc độ quyền chủthể) và nghĩa khách quan.3 Quyền tự do kinh doanh của công dântồn tại như một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế theo cơ chế thịtrường.2. Chủ thể kinh doanh Từ khái niệm về kinh doanh, vấn đề tiếp theo cần xem xét làchủ thể thực hiện hành vi kinh doanh hay hoạt động kinhdoanh. Về nguyên tắc, khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh,các chủ thể cần phải chọn lấy một mô hình trong số các mô hìnhkinh doanh mà pháp luật của quốc gia đó công nhận. Vì thế, có sựtồn tại rất đa dạng các loại hình doanh nghiệp, hay cụ thể hơn, cácloại hình công ty trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chủ thể kinh doanh có thể được hiểu là tất cả cáctổ chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh theo qui định củapháp luật. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp hơn của luật thực định thì chủthể kinh doanh có thể được hiểu gồm các tổ chức, cá nhân kinhdoanh đã làm thủ tục theo qui định và được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư.4 Cụ thể bao gồm: 1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thànhlập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm LuậtDoanh nghiệp 2005 và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnhmột số lĩnh vực đặc thù như Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanhbảo hiểm, Luật Luật sư, …. 2. Hộ kinh doanh (hay trong thực tế còn được gọi là hộ kinhdoanh cá thể, tiểu thương) mà hiện nay được điều chỉnh bởi Nghịđịnh 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ.3. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp http://www.ebook.edu.vn 33.1. Khái niệm Doanh nghiệp thực ra là ...

Tài liệu được xem nhiều: