Danh mục

Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 5

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.28 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÔNG TY HỢP DANH Ths. Nguyễn Ngọc Sơn 1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của công ty hợp danh. Công ty hợp danh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất trong số các loại hình công ty mà con người ghi nhận. Ngay từ thế kỷ thứ XIII, tại một số thành phố lớn của Châu Âu, các tài liệu về quá trình phát triển của công ty đều ghi nhận rằng, có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các thương nhân liên kết để hình thành nên công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 5 CHƯƠNG V: CÔNG TY HỢP DANH Ths. Nguyễn Ngọc Sơn 1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của công ty hợp danh. Công ty hợp danh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất trong số các loại hình công ty mà con người ghi nhận. Ngay từ thế kỷ thứ XIII, tại một số thành phố lớn của Châu Âu, các tài liệu về quá trình phát triển của công ty đều ghi nhận rằng, có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các thương nhân liên kết để hình thành nên công ty theo cách hiểu truyền thống. Một là, nhu cầu về vốn. sự phát triển của hoạt động kinh doanh, thương mại, những thách thức trên thị trường và sự xuất hiện những ngành nghề mà hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào quy mô đầu tư… không ngừng đòi hỏi các doanh nhân phải nâng cao năng lực tài chính. Quá trình tích tụ tư bản vốn đòi hỏi thời gian nên không thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu về vốn cho các cơ hội kinh doanh tức thời. Thế nên, phương cách hợp lý là liên kết năng lực riêng lẻ của nhiều thương nhân thành một khối chung được các thương nhân sử dụng. Hai là, Trong thời kỳ đầu, trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của thương nhân là trách nhiệm cá nhân, vô hạn. Thế nên, một khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro hoặc khó khăn thì các thương nhân cũng dễ dàng rơi vào tình trạng khánh tận. Từ đó đã phát sinh nhu cầu chia sẻ rủi ro bằng cách nhiều thương nhân cùng hợp tác, cùng nhau gánh chịu những tổn thất, những khó khăn và rủi ro có thể có trong quá trình kinh doanh. Ba là, Nhu cầu hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh, sự phát triển của tầng lớp thương nhân 156 http://www.ebook.edu.vn - Cùng với sự phát triển của thị trường, mô hình công ty hợp danh luôn được con người hoàn thiện và biến đổi cho phù hợp với sức ép cạnh tranh của các loại hình kinh doanh khác, phù hợp với tình hình thực tiễn thị trường của từng quốc gia. Ban đầu, các thương nhân thành lập nên những công ty chỉ có các thành viên là thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Sau đó, xuất hiện thêm hình thức liên kết giữa thương nhân với các cá nhân không trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh mà chỉ góp vốn và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi vốn góp. Mô hình công ty này được lý thuyết về doanh nghiệp gọi tên là công ty hợp vốn đơn giản. - Tại Việt Nam, lần đầu tiên loại hình công ty này được ghi nhận trong Bộ dân luật thi hành tại các toà nam án bắc kỳ năm 1931 với tên gọi là hội hợp danh. Sau đó, do chịu sự chi phối bởi các điều kiện lịch sử nên loại hình này chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các chính quyền miền nam. Đến năm 1999, Luật doanh nghiệp được ban hành thay thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân đã tái sinh công ty hợp danh với nhiều đặc điểm đặc thù. Sau hơn 5 năm áp dụng, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mô hình này không được các doanh nhân ưa chuộng. Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp qui định chi tiết hơn nữa về công ty hợp danh. 1.2. Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh 1.2.1 Khái niệm Theo quy định tại điều 130 Luật doanh nghiệp, Công ty hợp danh được hiểu là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, có thể có thành viên http://www.ebook.edu.vn 157 góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 1.2.2 Đặc điểm Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 có những đặc trưng sau: Thứ nhất, Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên, trong đó bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; có thể có thành viên góp vốn. Điều này cho thấy, chúng ta có hai loại công ty hợp danh là (i) công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh và (ii) công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh, vừa có thành viên góp vốn. Hai loại thành viên trong công ty hợp danh có quy chế pháp lý khác nhau. So sánh với quan niệm truyền thống về công ty, pháp luật Việt Nam đã gộp mô hình công ty hợp danh truyền thống và công ty hợp vốn đơn giản vào chung khái niệm về công ty hợp danh. Thứ hai, Về trách nhiệm của các thành viên Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (trách nhiệm vô hạn); thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp ( trách nhiệm hữu hạn). Chế độ trách nhiệm liên đới, vô hạn của thành viên hợp danh được coi đặc trưng truyền thống và cơ bản của loại hình công ty hợp danh. Theo đó, khi công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản và đang bị tòa án tiến hành thủ tục phá sản, tài sản của công ty được xác định để thanh toán nợ bao gồm cả tài sản mà công ty có tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu… và tài sản của các thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. 158 http://www.ebook.edu.vn Thứ ba, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về vấn đề này, trong khoa học pháp lý còn có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm ủng hộ Luật doanh nghiệp cho rằng, việc ghi nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý cho loại hình công ty này khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, có quan điểm khác yêu cầu đặt lại vấn đề bởi họ cho rằng trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đã làm cho công ty hợp danh không thỏa mãn các điều kiện của một pháp nhân theo Bộ luật dân sự. Mặt khác, soi rọi vào hệ thống pháp luật hiện hành, quan điểm thứ hai cho rằng việc không thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh không còn gây ra những hệ lụy bất lợi cho loại hình công ty này khi tham gia các giao dịch với đối tác hoặc bất lợi trong cạnh tranh với đố ...

Tài liệu được xem nhiều: