Phần 1 của giáo trình "Chuẩn bị khoáng sản" cung cấp cho học viên những nội dung về: khái niệm về quá trình tuyển khoáng; thành phần vật liệu khoáng sản; phương pháp trung hòa nguyên liệu thô; quá trình sàng và phân cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
Tiến sĩ. Lưu Quang Thủy (Chủ biên)
Thạc sỹ. Nguyễn Thị Kim Tuyến
Thạc sỹ. Bùi Kim Dung
GIÁO TRÌNH
CHUẨN BỊ KHOÁNG SẢN
DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
QUẢNG NINH- 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Chuẩn bị khoáng sản được biên soạn với mục đích giới thiệu những
kiến thức cơ bản về công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đầu của khoa học công nghệ gia
công chế biến và làm giàu khoáng sản có ích. Chủ yếu bao gồm các kiến thức về lý
luận và thiết bị của: quá trình sàng và phân cấp, quá trinh đập và nghiền; các khái
niệm cơ bản về đối tượng và các chỉ tiêu công nghệ của ngành tuyển khoáng; các quá
trình phân tích và trung hòa quặng thô. Trên cơ sở nhu cầu này giáo trình được biên
soạn thành sáu chương.
Chương 1. Khái niệm về quá trình tuyển khoáng.
Chương 2. Thành phần vật liệu khoáng sản.
Chương 3. Phương pháp trung hòa nguyên liệu thô.
Chương 4. Quá trình sàng và phân cấp.
Chương 5. Quá trình đập và nghiền.
Chương 6. Chế độ công nghệ của máy nghiền tang quay.
Giáo trình này là tài liệu chính thức dùng trong giảng dạy cho sinh viên Đại
học Kỹ thuật Tuyển khoáng và Cơ điện- Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý
trong và ngoài ngành.
Giáo trình do Tiến sĩ Lưu Quang Thủy chủ biên, Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim
Tuyến, Thạc sỹ Bùi Kim Dung biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh
khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các bạn đọc, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Mọi đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Bộ môn Tuyển khoáng, Trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh.
CÁC TÁC GIẢ
-1-
Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH TUYỂN KHOÁNG
1.1. Khái niệm về khoáng sản
1.1.1. Khoáng vật
Trong tự nhiên các nguyên tố hóa học thường gặp ở nhiều dạng, do tác động
của nhiều quá trình địa chất khác nhau mà tạo thành. Một số nguyên tố hóa học thường
tồn tại ở dạng đơn chất như: vàng, bạch kim, bạc, đồng, lưu huỳnh, các bon (than đá,
graphit, kim cương).. còn lại hầu hết các nguyên tố đều tồn tại trong tự nhiên ở dạng
hợp chất với ôxi hoặc lưu huỳnh, flo, silicat. Những dạng nguyên tố, hợp chất đó được
gọi là khoáng vật.
Khoáng vật là các nguyên tố, hợp chất vô cơ tồn tại trong tự nhiên có cấu trúc
tinh thể xác định, có tính chất xác định như: khối lượng riêng (tỷ trọng), tính nhiễm từ
(từ tính), tính dẫn điện, tính dính ướt, tính tan, mầu sắc.. Khoáng vật được gọi theo tên
của chúng chứ không được gọi theo tên của công thức hóa học.
Tên gọi của các khoáng vật rất đa dạng, có thể:
- Mang tên của nguyên tố chính chứa trong khoáng vật ví dụ như: Cromit
(FeCr2O4)
- Địa danh, nơi phát hiện ra khoáng vật, ví dụ: bauxit được tìm ra đầu tiên ở vùng
Les baux (Pháp).
- Tưởng niệm một danh nhân nào đó, ví dụ: gadolinit từ tên của nhà bác học
A.B.Gadoliin.
- Căn cứ vào hình dạng tinh thể, ví dụ: lepidolit từ chữ lepis, có nghĩa là vẩy.
- Theo chữ cái đầu tiên của tên gọi các nguyên tố, ví dụ như: tuheolit là chữ ghép
của Th, U, He, O
- Hoặc tên gọi hoàn toàn không có ý nghĩa gì, ví dụ: apatit có nguồn gốc từ chữ
Hy Lạp “apatao”, tức là “nhầm”, vì apatit rất dễ nhầm với một số khoáng vật khác.
Bảng 1-1. Một số khoáng vật quan trọng thường gặp trong các loại quặng
Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng
vật nguyên tố chủ cứng lượng
yếu, % riêng
(t/m3)
Khoáng vật Sắt
Hêmatit Fe2O3 70Fe 5,5-6,5 4,9-5,3
Manhetit FeO.Fe2O3.Fe3O4 72,4Fe 5,5-6,5 5,2
Limônit 2Fe2O3.3H2O 59,9Fe 5,0-5,5 3,6-4,0
Pyrit FeS2 46,6Fe 6,0-6,5 4,9-5,0
-2-
Tên khoáng Công thức Hàm lượng Độ Trọng
vật nguyên tố chủ cứng lượng
yếu, % riêng(t/m3)
Xiderit FeCO3 48,3Fe 3,5-4,0 3,9
Khoáng vật Mangan
Braonit 3Mn2O3MnSiO2 78,3Mn 6,0-6,5 4,8
Pyroluzit MnO2 63,2Mn 1,0-2,5 4,7-4,9
Manganit Mn2O3 H2O 62,5Mn 4,0 4,2-4,4
Pôxilômêlan MnOMnO2nH2O - 5,0-6,0 3,7-4,7
Khoáng vật Crôm
Crômit FeO.Cr2O3 52-57Cr2O3 5,5 4,5-4,8
Khoáng vật Đồng
Chancôzin Cu2S 79,8Cu 2,5-3,0 5,5-5,8
Chancôpyrit CuFeS2 34,6Cu 3,5-4,0 4,1-4,3
Bocrit Cu5FeS4 63,3Cu 3,0-3,5 4,9-5,4
Côvenlin CuS 66,5Cu 2,0 4,5
Cuprit Cu2O 88,8Cu 3,5-4,0 5,9-6,2
Azurit 2CuCO3 Cu(OH)2 55,0Cu 3,5-4,0 3,8-3,9
Khoáng vật Niken
Penlandit 2FeS.NiS ...