Thông tin tài liệu:
Co giật là một đợt rối loạn chức năng thần kinh gây nên bởi sư phóng điện bất thường của tế bào thần kinh của não. Co giật toàn thân gày nên bởi sự hoạt hoá kế cận cùng lúc của toàn bộ võ não, kết hợp với mất ý thức. Co giật cục bộ gây nên bởi sự phóng điện bắt đầu từ một vùng khu trú của võ não. Ý thức có thể bị ảnh hưởng hay không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CO GIẬT VÀ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH Ở NGƯỜI LỚN
CO GIẬT VÀ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
Ở NGƯỜI LỚN
Co giật là một đợt rối loạn chức năng thần kinh gây nên bởi sư phóng điện
bất thường của tế bào thần kinh của não. Co giật toàn thân gày nên bởi sự hoạt hoá
kế cận cùng lúc của toàn bộ võ não, kết hợp với mất ý thức. Co giật cục bộ gây
nên bởi sự phóng điện bắt đầu từ một vùng khu trú của võ não. Ý thức có thể bị
ảnh hưởng hay không. Trạng thái động kinh được định nghĩa là co giật = 2 lần mà
ý thức không hồi phục hoàn toàn giữa các cơn hoặc co giật liên tục = 30 phút. Tỉ lệ
tử vong là 1 % đến 10 % và có thể gây ra các các di chứng thần kinh vĩnh viễn ở
những người sống sót. Như thế, cần có một chẩn đoán sơ bộ và tiến hành trị liệu
thích hợp với tất cả các co giật liên tục kéo dài hơn 10 phút.
Đặc điểm lâm sàng
Co giật toàn thân gồm có co giật cơn lớn (co-giật) và cơn vắng ý thức (cơn
nhỏ). Bệnh bị co giật cơn lớn biểu hiện bằng đột ngột gồng cứng thân thể người
ưỡn và tay chân duỗi ra, mất ý thức và trương lực tư thế. Bệnh nhân thường ngưng
thở, tím nặng và có thể tiêu tiểu ra quần. Khi giai đoạn gồng cứng chấm dứt (tăng
trương lực), bệnh nhân có các run giật đều 2 bên (giật) của thân và tứ chi thường
kéo dài 60 – 90 giây. Ý thức từ từ trở lai nhưng có thể kèm theo một giai đoạn lú
lẫn sau cơn kéo dài nít nhiều giờ.
Co giật thể vắng ý thức xảy ra ở trẻ em và có đặt điểm là mất ý thức đột
ngột mà không mất trương lực tư thế, đi kèm với nhìn chầm chầm và máy mi mắt.
Các cơn chỉ kéo dài vài giây, trong giai đoạn này bệnh nhân không đáp ứng với lời
nói hoặc các kích thích khác. Bệnh nhân sau đó trở lại hoạt động trước động kinh
mà không có lú lẫn sau cơn.
Động kinh cục bộ được chia thành cục bộ đơn thuần, trong đó ý thức vẫn
toàn vẹn, và cục bộ phức tạp, trong đó ý thức bị ảnh hưởng. Động kinh cục bộ đơn
thuần có thể có đi kèm với tiền triệu gắn với vùng của não bị ảnh hưởng, bao gồm
các chớp sáng hình ảnh bị méo mó, các ảo khứu giác và vị giác. Co giật cục bộ
phức tạp thường bắt nguồn từ thùy thái dương và có thể có kèm khó chịu ở thượng
vị, cử động tự ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn tri giác và các rối loạn cảm xúc. Các
triệu chứng này thường được giải thích sai là bằng chứng của một bệnh tâm thần.
Chẩn đoán và phân biệt
Chẩn đoán đòi hỏi một bệnh sử kỹ lưỡng để xác định liệu có thật bệnh nhân
bi co giật không. Việc mô tả cơn cần được khai thác từ phía người bệnh và những
người chứng kiến. Các điểm quan trọng cần làm sáng tỏ bao gồm khởi phát dột
ngột hoặc từ từ, hiện diện của tiền triệu, hoạt động khu trú hay toàn thể, lan truyền
của hoạt tính vận động, hoặc mất kiểm soát chức năng tiểu tiện. Cần tìm kiếm
bệnh sử co giật cũng như bệnh sử tuân thủ các thuốc chống đông kinh.
Cần xác định các yếu tố thúc đẩy các cơn co giật, bao gồm thiếu ngủ chấn
thương đầu, dùng thuốc bị cấm, bất thường điện giải, thuốc kháng đông, các bệnh
gây sốt nhiễm HIV, mang thai và nghiện rượu (Bảng l). Trên bệnh nhân bị nhiễm
HIV nguyên nhân của co giật bao gồm bệnh não, viêm màng não, lao hệ thần kinh
trung ương và khối u nội sọ do nhiễm toxoplasma và lymphoma. Co giật trong lúc
mang thai có thể là biểu hiện của một rối loạn co giật có từ trước. Khi phối hợp
với phù, tiểu đạm và cao huyết áp, đây là các dấu hiệu chẩn đoán của sản giật.
Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu có thể có các cơn co giật khi cai rượu, thường
xuất hiện trong vòng 6 đến 48 giờ sau khi giảm hoặc ngưng uống. Người uống
rượu cũng có thể lên cơn co giật do chấn thương đầu hay bị nhiễm trùng.
Khám lâm sàng cần hướng đến việc xác đinh các nguyên nhân co giật lẫn
bất kỳ di chứng nào. Cần ghi nhận nhiệt độ. Sốt gợi ý cho một nhiễm trùng tiềm
ẩn. Cần tìm ở người bệnh các dấu hiệu của chấn thương đầu hay cột sống, rách
xước ở lưỡi, trật khớp vai ra sau, hoặc hít. Cần khám thần kinh thco định hướng và
theo dõi sát sao tình trạng tâm thần của người bệnh. Cải thiện dần là an tâm, trong
khi xấu đi dòi hỏi phải tích cực làm các xét nghiệm.
Bàng 1: CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA CO GIẬT THỨ PHÁT.
* Xuất huyết nội sọ (dưới màng cứng, ngoài màng cứng, khoang dưới nhện,
trong nhu mô).
* Các bất thường cấu trúc
+ Sang thương mạch máu (phình động mạch, dị dạng động tĩnh mạch)
+ Khối u (nguyên phát hay đi căn)
+ Bênh thoái hoá
+ Dị dạng bẩm sinh
* Chấn thương (gần đây hay trước kia)
* Nhiễm trùng (viêm màng não, viêm não, áp-xe)
* Các rối loạn chuyển hoá
+ Hạ và tăng đường huyết
+ Hạ và tăng natri máu
+ Các tình trạng tăng thẩm thấu
+ Tăng urê huyết
+ Suy gan
+ Hạ calci máu hạ magnesium máu (hiếm)
* Độc tố và thuốc
+ Cocaine và lidocaine
+ Chống trầm cảm
+ Theophylline
+ Cai rượu
+ Cai thuốc
* Sản giật (có thể xảy ra đến tuần thứ 8 sau khi sanh)
* Bệnh não do cao huyết áp.
* Tổn thương t ...