Giáo trình con người và môi trường - part 10
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 397.18 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình con người và môi trường - part 10 Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước có thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết. Cung cấp những dịch vụ để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe cho con người: Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã đề ra các mục tiêu cho năm 2000 là hoàn toàn miễn dịch cho tất cả trẻ em, giảm một nửa số trẻ em sơ sinh bị tử vong (tức khoảng 70/1000 cháu sinh ra), loại trừ hẳn nạn suy dinh dưỡng trầm trọng, giảm 50% suy dinh dưỡng bình thường, có nước sạch cho khắp nơi. Giáo dục bậc tiểu học cho toàn thể trẻ em thế giới và hạn chế số người mù chữ. Phát triển những chỉ số cụ thể hơn nữa về chất lượng cuộc sống và giám sát phạm vi mà những chỉ số đó đạt được. Chuẩn bị đề phòng thiên tai và những thảm họa do con người gây ra. Ngăn chặn định cư ở các vùng có sự nguy hiểm, quan tâm đến các vùng ven biển, tránh các nguy cơ do phát triển không hợp lý như phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bãi san hô … Giảm chi phí quân sự, giải quyết hòa bình những tranh chấp biên giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia. 3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín. Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, COx và CxHy: Chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ phải cam kết thực hiện hiệp ước ECE-ONU về chống ô nhiễm không khí lan qua biên giới (giảm 90% khí SO2 so với năm 1980), tất cả các nước phải báo cáo hàng năm về việc làm giảm các khí thải, các nước đang bị ô nhiễm không khí đe dọa phải tuân thủ những quy ước khu vực để ngăn chặn ô nhiễm lan qua biên giới, hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm không khí do ôtô. Giảm bớt khí nhà kính (đặc biệt là khí CO2 và CFC’s): khuyến khích kinh tế và quản lý trực tiếp nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể, thực hiện nghiêm túc Nghị định thư Montreal (1990) về các chất làm suy giảm tầng ozone, khuyến khích sử dụng phân bón cải tiến trong nông nghiệp (nhằm giảm thải NO2). Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát). Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất. 168 Duy trì càng nhiều càng tốt các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đã biến cải. Hệ sinh thái tự nhiên là những hệ sinh thái chưa bị thay đổi cấu trúc dưới tác động của con người. Hệ sinh thái cải biến là những hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn, nhưng không dùng để trồng trọt, như các khu rừng thứ sinh, đồng cỏ chăn thả. Các chính phủ cần: bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trừ khi có lý do hết sức cần thiết để thay đổi chúng. Cân nhắc mọi lợi hại trước khi biến đổi vùng đất tự nhiên thành ruộng đồng và đô thị, sửa chữa hoặc khôi phục các hệ sinh thái suy thoái. Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải bằng cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học như cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ. Chặn đứng nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải. Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu bảo tồn và các hệ sinh thái. Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ nguyên vị và chuyển vị các loài và các nguồn gen. Bảo vệ nguyên vị là bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên. Bảo vệ chuyển vị là bảo vệ các chủng loại tại các khu nuôi, vườn động-thực vật quốc gia. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững như đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, bảo đảm việc khai thác trong khả năng sinh sản, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài. Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học. 4. Giữ vững trong khả năng chịu đựng đƣợc của Trái đất Nâng cao nhận thức về sự đòi hỏi phải ổn định dân số và mức tiêu thụ tài nguyên. Đưa vấn đề tiêu thụ tài nguyên và vấn đề dân số vào các chính sách và kế hoạch p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình con người và môi trường - part 10 Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước có thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết. Cung cấp những dịch vụ để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe cho con người: Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã đề ra các mục tiêu cho năm 2000 là hoàn toàn miễn dịch cho tất cả trẻ em, giảm một nửa số trẻ em sơ sinh bị tử vong (tức khoảng 70/1000 cháu sinh ra), loại trừ hẳn nạn suy dinh dưỡng trầm trọng, giảm 50% suy dinh dưỡng bình thường, có nước sạch cho khắp nơi. Giáo dục bậc tiểu học cho toàn thể trẻ em thế giới và hạn chế số người mù chữ. Phát triển những chỉ số cụ thể hơn nữa về chất lượng cuộc sống và giám sát phạm vi mà những chỉ số đó đạt được. Chuẩn bị đề phòng thiên tai và những thảm họa do con người gây ra. Ngăn chặn định cư ở các vùng có sự nguy hiểm, quan tâm đến các vùng ven biển, tránh các nguy cơ do phát triển không hợp lý như phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bãi san hô … Giảm chi phí quân sự, giải quyết hòa bình những tranh chấp biên giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia. 3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín. Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, COx và CxHy: Chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ phải cam kết thực hiện hiệp ước ECE-ONU về chống ô nhiễm không khí lan qua biên giới (giảm 90% khí SO2 so với năm 1980), tất cả các nước phải báo cáo hàng năm về việc làm giảm các khí thải, các nước đang bị ô nhiễm không khí đe dọa phải tuân thủ những quy ước khu vực để ngăn chặn ô nhiễm lan qua biên giới, hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm không khí do ôtô. Giảm bớt khí nhà kính (đặc biệt là khí CO2 và CFC’s): khuyến khích kinh tế và quản lý trực tiếp nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể, thực hiện nghiêm túc Nghị định thư Montreal (1990) về các chất làm suy giảm tầng ozone, khuyến khích sử dụng phân bón cải tiến trong nông nghiệp (nhằm giảm thải NO2). Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát). Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất. 168 Duy trì càng nhiều càng tốt các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đã biến cải. Hệ sinh thái tự nhiên là những hệ sinh thái chưa bị thay đổi cấu trúc dưới tác động của con người. Hệ sinh thái cải biến là những hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn, nhưng không dùng để trồng trọt, như các khu rừng thứ sinh, đồng cỏ chăn thả. Các chính phủ cần: bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trừ khi có lý do hết sức cần thiết để thay đổi chúng. Cân nhắc mọi lợi hại trước khi biến đổi vùng đất tự nhiên thành ruộng đồng và đô thị, sửa chữa hoặc khôi phục các hệ sinh thái suy thoái. Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải bằng cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học như cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ. Chặn đứng nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải. Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu bảo tồn và các hệ sinh thái. Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ nguyên vị và chuyển vị các loài và các nguồn gen. Bảo vệ nguyên vị là bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên. Bảo vệ chuyển vị là bảo vệ các chủng loại tại các khu nuôi, vườn động-thực vật quốc gia. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững như đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, bảo đảm việc khai thác trong khả năng sinh sản, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài. Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học. 4. Giữ vững trong khả năng chịu đựng đƣợc của Trái đất Nâng cao nhận thức về sự đòi hỏi phải ổn định dân số và mức tiêu thụ tài nguyên. Đưa vấn đề tiêu thụ tài nguyên và vấn đề dân số vào các chính sách và kế hoạch p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu môi trường ô nhiễm môi trường phân tích môi trường công nghệ môi trường tài nguyên- môi trường ô nhiễm đấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
30 trang 238 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 212 0 0 -
138 trang 188 0 0
-
4 trang 152 0 0
-
22 trang 124 0 0
-
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 121 0 0 -
69 trang 117 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 110 0 0 -
24 trang 101 0 0
-
Luận văn: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn
100 trang 93 0 0