Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (năm 2013) cung cấp cho người học những kiến thức như chất lượng bề mặt chi tiết máy; độ chính xác gia công; đặc trưng các phương pháp gia công; thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (năm 2013) BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG GIÁO TRÌNHCÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY (Tài liệu lưu hành nội bộ) Mã môn học: CK 1301 NĂM 2013 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngành chếtạo máy là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân được sử dụng trong hầu hếtcác lĩnh vực công, nông nghiệp. Các cán bộ kỹ thuật trong ngành chế tạo máy được đào tạo phải có kiến thức kỹthuật cơ bản đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấnđề cụ thể trong thực tế sản xuất như chế tạo, lắp ráp, sử dụng, sửa chữa… Với mục đích đó, tài liệu này được biên soạn gồm có 8 chương, mỗi chươngcung cấp những phần lý thuyết cơ bản nhất trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy,những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khi gia công cơ khí, đồng thời giới thiệu cácphương pháp gia công thông dụng để tạo ra các dạng bề mặt đạt yêu cầu khác nhau vềchất lượng gia công. Trong tài liệu này cũng trình bày một số quy trình công nghệ gia công các chitiết điển hình đã được áp dụng trong thực tế sản xuất, các biện pháp kỹ thuật để đảmbảo chất lượng khi lắp ráp sản phẩm. Mặc dù đã cố gắng biên soạn với tinh thần và trách nhiệm cao nhất nhưng trongquá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đượcý kiến đóng góp quí báu của các bạn đồng nghiệp để lần tái bản sau được hoàn thiệnhơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Cơ khí Chế tạo máy trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Vĩnh Long, số 73 Nguyễn Huệ, phường 2 TP Vĩnh Long. CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN1.1. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1.1.1. Quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên đểbiến nó thành sản phẩm phục vụ lợi ích cho con người. Quá trình sản xuất trong nhà máy cơ khí là tập hợp các hoạt động có ích để biếnvật liệu hay bán thành phẩm thành sản phẩm. 1.2.1. Quá trình công nghệ: Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổihình dáng, kích thước, tính chất lý hóa của bản thân chi tiết và vị trí tương quan giữacác chi tiết trong sản phẩm. Quá trình công nghệ gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi để làm thay đổi hìnhdáng và kích thước của nó. Quá trình công nghệ nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất lý hoá của vậtliệu chi tiết. Quá trình công nghệ lắp ráp là quá trình tạo thành những quan hệ tương quangiữa các chi tiết thông qua các loại liên kết mối lắp ghép. Xác định công nghệ hợp lý rồi ghi thành văn kiện công nghệ thì các văn kiệncông nghệ đó gọi là quy trình công nghệ.1.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 1.2.1. Nguyên công: Là một phần của quá trình công nghệ, được hoàn thành liên tục, tại một chỗ làmviệc và do một hay một nhóm công nhân cùng thực hiện. Nếu thay đổi một trong các điều kiện tính liên tục hoặc chỗ làm việc thì ta đãchuyển sang một nguyên công khác. Hình 1-1 Tiện trục bậc Thí dụ: Tiện một trục bậc như hình 1-1 có thể có 3 phương án gia công như sau: Phương án 1: Tiện đầu B xong rồi trở đầu tiện ngay, đó là một nguyên công. Phương án 2: Tiện đầu B xong cả loạt, xong mới tiện đầu C cũng cho cả loạt trênmáy đó, như vậy ta đã chia thành 2 nguyên công vì tính liên tục không bảo đảm. 5 Phương án 3: Tiện đầu B trên máy số 1, tiện đầu C trên máy số 2. Như vậy cũnglà 2 nguyên công vì chỗ làm việc đã thay đổi mặc dù tính liên tục vẫn bảo đảm. Còn thực hiện nguyên công tiện xong, phay rãnh then A, D ở một máy khác đó là2 nguyên công. Nguyên công là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ để hạch toán kinh tế và tổchức sản xuất. Phân chia quá trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý nghĩa kỹthuật và kinh tế. * Ý nghĩa kỹ thuật: là ở chỗ không thể vừa tiện vừa phay hay vừa tiện vừa màimột chi tiết trên cùng một máy, nên phải chia thành 2 nguyên công ( khái niệm này đúng khi không có máy vạn năng tổ hợp). * Ý nghĩa kinh tế: là ở chỗ việc phân chia thành ít hay nhiều nguyên công còntuỳ thuộc điều kiện thiết bị và sản lượng hàng năm. Hoặc trên một máy chính xáckhông nên làm cả công việc thô lẫn công việc tinh mà phải chia thành 2 nguyên côngthô và tinh cho 2 máy, máy gia công thô và máy gia công chính xác (vì máy gia côngchính xác đắt tiền hơn máy gia công thô). 1.2.2. Gá: Là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết ( mộtlần kẹp chặt). Một nguyên công có thể có một hay nhiều lần gá.Thí dụ: Tiện một đầu rồi trở đầu kia (hình 1-1) để tiện là 2 lần gá. ...