Danh mục

Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 127      Loại file: docx      Dung lượng: 460.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (127 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được khái niệm đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em; Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia; Chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM NGÀNH/NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤPBan hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCTM ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười. Tháp Mười, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em được biên soạn theo kế hoạch chungcủa Sở Lao động – Thương binh và xã hội Đồng Tháp thực hiện lựa chọn, chỉnhsửa giáo trình đào tạo nhầm cung cấp giáo trình đào tạo cho nghề công tác xã hộitrên địa bàn tỉnh như là một phần của đóng góp thực hiện của “Đề án phát triểnNghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trong Quyết định 32/2010– QĐ/TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3 năm 2010. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiếngóp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Sưphạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhóm tác giảhy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những công cụhữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề công tác xã hội. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thểđiều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của mọingười./. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2020 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn CườngMỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNTên mô đun: Công tác xã hội với trẻ emMã số mô đun: MĐ22Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí mô đun: Công tác xã hội với trẻ em là mô đun chuyên môn nghềquan trọng của chương trình đào tạo trung cấp công tác xã hội liên quan tới hoạtđộng cung cấp dịch vụ cho trẻ em. - Tính chất của mô đun: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc.Mục tiêu mô đun: - Kiến thức + Trình bày được khái niệm đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em. + Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia. + Chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. - Kỹ năng: + Phỏng vấn và đánh giá + Kỹ năng giao tiếp với trẻ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Quan tâm chăm sóc và giành những gì tốt nhất cho trẻ em trên nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử. BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EMMục tiêu:- Kiến thức: + Trình bày được sự phát triển tâm lý của trẻ em và những yếu tố ảnh hưởngđến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. + Trình bày được đầy đủ các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và những tổnthương tâm lý khi không được đáp ứng nhu cầu.- Kỹ năng: + Vận dụng sự hiểu biết tâm lý của trẻ để có cách ứng xử phù hợp, linh hoạt. + Xây dựng được kế hoạch chăm sóc bảo vệ trẻ em.- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện.Nội dung: Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm xúc, tâmtrí, tinh thần… Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng xảy ra nhanhnhất - chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé hoàn toàn độc lập,rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một trẻ thích đặt câu hỏi,đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên đầy tự tin. Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâmtrí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em. Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:  Trẻ có nhu cầu khác nhau tùy giai đoạn phát triển.  Chúng ta nói và tương tác với trẻ khác nhau tùy theo tuổi của trẻ.  Nếu có điều gì làm cho trẻ bị tổn thương ở một giai đoạn nào đó (như bị lạmdụng hoặc cha mẹ tử vong) thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất vànội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khác nhau.Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thếhệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chứcnăng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinhnghiệm - lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử được loàingười sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằng hoạt động của chính trẻ em vàluôn được người lớn hướng dẫn - tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự pháttriển tâm lý trẻ em. 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhâncách Nhân cách con người là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó quy định hànhvi xã hội và giá trị xã hội của con người đó. Sự phát triển nhân cách ở trẻ đi liềnvới sự phát triển về thể chất và tinh thần, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khácnhau.1.1. Khái niệm nhân cách Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: