Danh mục

Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 2

Số trang: 210      Loại file: pdf      Dung lượng: 14.30 MB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (210 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Đại cương về nhà nước và pháp luật" trình bày các nội dung: Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và giáo dục pháp luật; hành vi pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý; các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 2 Chương 7 Ý THỨC PHÁP LUẬT, VĂN HÓA PHẤP wLUẬT • • VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT I. Khái niệm, cấu trúc (cơ cấu) và các hình thức của ý thức pháp luật 1. Khái niệm và cấu trúc (cơ cấu) của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là những quan niệm, quan điểm về pháp luật, là thái độ, tâm lý, cảm xúc, tâm trạng, nguyện vọng của con người vê' pháp luật, về thực tiễn pháp luật. Một trong những phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là: 'thái độ chủ quan của con người đô'i với pháp luật hiện hành và mong muôn về những quy định pháp luật m ớ i...'1. Ý thức pháp luật là những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về hiên pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tính 1 x .x . Alêchxâyép. Pháp luật trong cuộc sông của chúng ta, NXB. Pháp lý, Hà Nội, 1986, Tr. 91 2 1 0 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT hợp pháp hay không hợp pháp trong các quyết định, hành vi của các cá nhân, tổ chức nhà nước và xã hội; về quyền, nghĩa vụ của con người, về công bằng, bình đẳng; vê' trách nhiệm nhà nước đối với con người và xã hội. Cơ cấu (cấu trúc) của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một hiện tượng pháp lý phức tạp, đa dạng về nội dung và các hình thức (dạng thức) thể hiện. Ý thức pháp luật xét về cơ cấu (cấu trúc) bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bán là tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật. - Tâm lý pháp luật Tâm lý pháp luật là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, thái độ của con người đối với pháp luật và đối với các hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội. Ví dụ: tình cảm, thái độ đôi với sự công bằng, bình đẳng trong cách giải quyết các vụ việc pháp lý; nỗi sợ hãi trước khả năng bị áp dụng hình phạt, sự đánh giá đối với bản án, quyết định của tòa án; ý thức về sự cần thiết và giá trị nhân văn của các quy định pháp luật về an toàn giao thông v.v... Tâm lý pháp luật thường được hình thành một cách tự phát trong đời sống thường nhật của con người trưóc các hiện tượng trong đời sống nhà nước và pháp luật. Thái độ quan tâm, phẫn nộ hay trung lập, lãnh đạm, thờ ơ đối với các hành vi vi phạm pháp luật... đều là những biểu hiện đa dạng, nhạy cảm về tâm lý pháp luật của các cá nhân. So với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật là bộ phận mang tính bền vững, bảo thủ hơn, gắn bó hơn với tập quán, truyền thống, thói quen của con người, được hình thành chậm chạp và thường biến đổi chậm. Tâm lý pháp luật của cá nhân chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện kinh tê' lao động, Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÉ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT 211 việc làm, hệ thông thông tin, ý thức pháp luật của những người xung quanh, hoạt động quản lý xã hội, thực hiện và áp dụng pháp luật; niềm tin vào chính sách, pháp luật, mức độ thụ hưởng các quyền, lợi ích; trình độ học vấn, văn hoá, tính cách, trạng thái tâm lý; tình trạng sức khoẻ; các mối quan hệ gia đình và xã hội của cá nhân v.v... - Tư tưởng pháp luật Tư tưởng pháp luật là hệ thông các quan điểm, học thuyết, các khái niệm, phạm trù chính trị-pháp luật thể hiện quan điểm, thái độ và sự đánh giá của con người về pháp luật. Ý thức pháp luật trên bình diện tư tưởng pháp luật chính là nhận thức pháp luật, nhận thức thực tiễn pháp luật, các quan điểm lý luận về pháp luật và nhà nước. Giữa tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động lẫn nhau. Tâm lý pháp luật có tính độc lập tương đôi với pháp luật, với tư tưởng pháp luật và có vai trò quan trọng đô'i với sự hình thành, phát triển của tư tưởng pháp luật. Sự tác động, vai trò của tâm lý pháp luật được thể hiện rõ nét trong xây dụng chính sách, pháp luật, trong sự hình thành và phát triển của lý luận pháp luật. Tư tưởng pháp luật có vai trò định hướng đôi với tâm lý pháp luật, giúp cho con người nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về pháp luật, về các giá trị của công bằng, bình đẳng, quyền, tự do và phát triển của con người. 2. Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật theo tiêu chí về mức độ, trình độ và phạm vi nhận thức pháp luật, có thể chia thành: ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật lý luận, ý thức pháp luật nghề nghiệp. 212 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHAP l u ậ t - Ý thức pháp luật thông thitờng Ý thức pháp luật thông thường (còn được gọi là ý thức pháp luật phổ thông) là những quan niệm, nhận thức, tri thức; tình cảm, thái độ của con người đối với các hiện tượng pháp luật, hình thành một cách trực tiếp trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Những tri thức kinh nghiệm phong phú, gần gũi với cuộc sống sinh động của ý thức pháp luật thông thường có vai trò rất quan trọng, là tiền đề cho sự hình thành các ý tưởng khoa học, các lý thuyết khoa học về pháp luật1. - Ý thức pháp luật mang tính lý luận Ý thức pháp luật lý luận được thể hiện dưới dạng các quan điểm, học thuyết, trường phái khác nhau vê' pháp luật, về nhà nước; về nhận thức pháp luật, bản chất, giá trị xã hội của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác như chính trị, đạo đức, văn hoá... Những quan điểm về pháp luật của ý thức pháp luật mang tính lý luận thường có tính khái quát hoá, tính hệ thống cao, được xây dụng trên cơ sở khoa học đúc kết từ thực tiễn. Ý thức pháp luật lý luận có vai trò định hướng đối với ý thức pháp luật thông thường của các cá nhân để có nhận thức đúng đắn hơn về pháp luật, về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, công dân và nhà nước. - Ý thức pháp luật nghề nghiệp Ý thức pháp luật nghề nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: