Thông tin tài liệu:
Giáo trình Dao động và tiếng ồn ô tô là một tài liệu quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu về điều khiển tự động hệ thống treo, một hệ thống thường được trang bị trên các xe ô tô hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dao động và tiếng ồn ô tô: Phần 1 - TS. Lâm Mai Long TS LÂM MAI LONG GIÁO TRÌNH DAO ĐỘNGVÀ TIẾNG ỒN Ô TÔ TS LÂM MAI LONG GIÁO TRÌNH DAO ĐỘNGVÀ TIẾNG ỒN Ô TÔ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Dao động và tiếng ồn ô tô” được viết cho môn học cùngtên với thời lượng 2 tín chỉ thuộc chương trình đào tạo 150 tín chỉ áp dụngtừ khóa 2012 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Dao động và tiếng ồn của ô tô thuộc về lĩnh vực động lực họcchuyển động ô tô (Vehicle Dynamics) vì thế nó phải được nghiên cứu saukhi đã học xong môn cơ sở ngành về động lực học chuyển động ô tô, tứclà môn Lý thuyết ô tô. Theo một quan điểm nào đó thì dao động ô tô và tiếng ồn của ô tôphát ra khi làm việc là hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Dao động củaô tô là một bài toán động lực học chuyển động chuyên nghiên cứu dịchchuyển của các khối lượng chủ yếu cấu thành ô tô dưới tác động của cáclực kích thích biến đổi theo thời gian. Những chuyển động của các khốilượng này sẽ gây nên những hiệu ứng cần được kiểm soát đó là: ảnhhưởng tới sức khỏe của con người ngồi trên xe, ảnh hưởng tới sự bámgiữa bánh xe và mặt đường (liên quan tới tính điều khiển và ổn địnhchuyển động) và ảnh hưởng tới ổn định vị trí của thùng xe trong mặtphẳng dọc và ngang. Trong khi đó tiếng ồn phát thải khi ô tô làm việc lạinghiên cứu nguyên nhân gây ra các sóng áp suất truyền theo con đườngâm học khi các khối lượng dao động và tác động chủ yếu tới tai ngườingồi trong xe (tiếng ồn bên trong) và phát thải ra môi trường xung quanh(tiếng ồn bên ngoài). Việc kết nối hai lĩnh vực nghiên cứu khác biệt vào một giáo trìnhvới thời lượng 2 tín chỉ là một việc khó. Tuy nhiên tác giả đã cố gắngbiên soạn nội dung nghiên cứu của hai vấn đề này với một quan điểmthống nhất như sau: Bản chất của dao động ô tô và tiếng ồn phát ra khi ôtô làm việc đều là do dao động của các cụm và bộ phận dưới tác độngcủa các nguồn kích thích khác nhau. Chính vì vậy những khái niệm vềdao động được trình bày khá kỹ trong giáo trình này. Tuy nhiên có mộtsự khác biệt như sau: Ảnh hưởng về dao động của hệ xe theo quan điểmêm dịu và lực động giữa bánh xe và mặt đường xảy ra ở dải tần số thấpcủa lực kích thích, tức là giải tần số kích thích chủ yếu, năng lượng daođộng trong khoảng này là rất lớn và được truyền và tiêu hao chủ yếu theocon đường kết cấu. Trong khi đó tiếng ồn lại phát sinh ở những dao độngvới tần số cao hoặc rất cao, năng lượng dao động không lớn và đượctruyền chủ yếu theo con đường âm học, tức là truyền vào không khí.Phần năng lượng còn lại truyền theo con đường kết cấu tạo ra sự rungcủa xe không được nghiên cứu trong giáo trình này. 3 Giáo trình Dao động và tiếng ồn ô tô là một tài liệu quan trọngcung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho những nghiên cứuchuyên sâu về điều khiển tự động hệ thống treo, một hệ thống thườngđược trang bị trên các xe ô tô hiện đại. Giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập cho chương trình caođẳng, đại học của ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và là tài liệu tham khảotốt cho các học viên cao học cùng chuyên ngành. TP HCM, tháng 5 năm 2017 Tác giả4 MỤC LỤCLời nói đầu................................................................................................ 3Các chữ viết tắt và ký hiệu các thông số quan trọng ............................ 7Chương 1: Khái niệm chung ................................................................... 9Câu hỏi ôn tập chương 1 .......................................................................... 12Chương 2: Các nguồn kích thích dao động ......................................... 132.1 Độ không phẳng của đường và đường địa hình không lún ................ 132.2 Độ lệch tâm và dạng hình học không đều của vành lốp .................... 19Câu hỏi ôn tập chương 2 ......................................................................... 21Chương 3: Đặc tính của các bộ phận trong hệ thống treo ................. 223.1 Cơ cấu hướng - Các quan hệ động học .............................................. 223.2 Các phần tử đàn hồi ........................................................................... 24 3.2.1 Các phần tử đàn hồi bằng kim loại ........................................ 24 3.2.2 Các phần tử đàn hồi khí và thủy khí...................................... 263.3 Giảm chấn thủy lực ............................................................................ 31 3.3.1 Lý thuyết cơ bản .................................................................... 31 3.3.2 Cấu tạo của giảm chấn ống ................................ ...