Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Đào tạo thí nghiệm chuyên ngành xây dựng: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Thí nghiệm tại hiện trường xác định tính chất cơ lý của đất; Thí nghiệm hóa nước dùng cho bê tông và vữa; Thí nghiệm hóa nước xây dựng, nước thải; Kiểm tra chất lượng bê tông bằng phương pháp không phá hủy;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đào tạo thí nghiệm chuyên ngành xây dựng: Phần 2
Chương 15
THÍ NGHIỆM TẠI HIỆN TRƯỜNG
XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT
15.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
15.1.1. Mục đích
Đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành thí nghiệm đất xây dựng ở hiện trường.
Kết thúc khoá học, Học viên đạt yêu cầu sẽ có đủ các kiến thức cơ bản để thực
hành được các thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý cơ bản của đất tại hiện trường
trên các trang thiết bị thông dụng hiện nay và được cấp giấy chứng nhận đã hoàn
thành khoá học đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành thí nghiệm đất xây dựng ở
ngoài trời. Đây là một trong những cơ sở đế các Phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng tuyển dụng và xếp bậc thợ cho thí nghiệm viên.
15.1.2. Yêu cầu
- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của thí nghiệm viên (công nhân kỹ thuật) các
thí nghiệm đất xây dựng ở ngoài trời.
- Nắm được các phương pháp thí nghiệm hiện trường thông dụng hiện nay và các
chỉ tiêu tính chất cơ lý của đất xây dựng có thể xác định được.
- Nắm được các tiêu chuẩn các phương phương pháp thử ngoài trời xác định các
tính chất cơ lý của đất, trước hết là các tiêu chuẩn Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn
nước ngoài đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
- Có khả năng thực hiện các thí nghiệm hiện trường đã được học.
15.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
15.2.1. Đối tượng
15.2.1.1. Có trình độ tối thiểu là phổ thông trung học, có nguyện vọng được tuyển
dụng vào làm việc tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc lĩnh vực
đào tạo của chương trình này.
432
15.2.1.2. Thí nghiệm viên (công nhân thí nghiệm) đang tham gia thực hiện các
loại thí nghiệm khác tại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, nay có nhu cầu
được đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên ngành này.
15.2.2. Thời gian
51 tiết học bao gồm 16 tiết lý thuyết, 35 tiết thực hành và 8 tiết kiểm tra.
15.3. CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG XÁC ĐỊNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
15.3.1. Xác định độ ẩm
15.3.1.1. Phương pháp gia nhiệt trực tiếp
a) Nguyên lý
Mẫu đất thí nghiệm được làm khô bằng cách tác dụng một nguồn nhiệt trực tiếp
vào hộp độ ẩm có chứa đất đến trọng lượng không đổi. Nguồn nhiệt trực tiếp có thể
vượt quá 110oC như bếp điện, bếp ga, bếp dầu hỏa, bóng đèn... Không sử dụng ngọn
lửa trực tiếp làm khô đất nếu thấy trước có thể làm thay đổi thành phần khoáng hóa
của đất. Cồn có thể được sử dụng để đốt trực tiếp vì cồn cho ngọn lửa có nhiệt độ đủ
thấp không làm thay đổi thành phần khoáng hóa của đất thí nghiệm.
b) Dụng cụ hoặc vật liệu phục vụ thí nghiệm
- Hộp chứa mẫu thí nghiệm: thường bằng nhôm biết trước trọng lượng;
- Nguồn nhiệt trực tiếp: nguồn phát nhiệt làm khô mẫu đất có thể tạo nhiệt độ vượt
quá 110oC như bếp điện, bếp ga, bếp dầu hỏa, bóng đèn, tủ sấy dầu, máy sấy tóc,..;
- Vật liệu cháy: cồn, rượu...;
- Cân kỹ thuật;
- Một số dụng cụ phụ trợ khác như thìa nhôm, dao gọt, khăn tay...
c) Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
- Chọn mẫu đất đại diện để thí nghiệm. Khối lượng mẫu thí nghiệm như bảng
dưới đây, tùy thuộc vào thành phần hạt.
Kích thước hạt chiếm tới 10%, mm Khối lượng thí nghiệm tối thiểu, g
2 200 - 300
5 300 - 500
20 500 - 1000
- Chuẩn bị hộp chứa mẫu thí nghiệm: lau sạch, cân trọng lượng,..
433
- Đưa đất thí nghiệm vào hộp chứa và cân xác định khối lượng;
- Tác dụng nguồn nhiệt vào đất hoặc hộp chữa có đất. Chú ý để nguồn nhiệt tác
dụng đều trên mẫu đất, tránh làm khô cục bộ và để đất khô đều.
- Khi mẫu đất có biểu hiện đã khô đều, đưa hộp chứa ra khởi nguồn nhiệt và để
nguội chúng.
- Cân xác định khối lượng hộp chứa và đất khi chúng đã ở nhiệt độ phòng.
- Tác dụng lại nguồn nhiệt để tiếp tục làm khô đất.
- Lặp lại các thao tác trên cho đến khi sai khác trọng lượng gữa hai lần liên tiếp
không quá 0,1%.
d) Tính toán và biểu diến kết quả thí nghiệm
- Độ ẩm được tính theo công thức
W = (Mw/Mđ) ×100
Trong đó:
W là độ ẩm của đất, tính bằng %
Mw, Mđ lần lượt là trọng lượng nước và đất khô
- Kết quả độ ẩm được biểu diễn chính xác đến 1%.
- Độ ẩm của đất là giá trị trung bình của ít nhất 2 kết quả song song.
e) Các tiêu chuẩn tham khảo
- TCVN 4196:1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm
trong phòng thí nghiệm;
- ASTM D4959 Phương pháp tiêu chuẩn xác định độ ẩm của đất bằng cách gia
nhiệt trực tiếp ngoài hiện trường (Standard method for determination of water
content of soil by direct heating).
15.3.1.2. Xác định khối lượng thể tích
15.3.1.2.1. Phương pháp rót cát tiêu chuẩn
a) Nguyên lý
- Đào một hố khí nghiệm, đất lấy từ hố đào được lưu giữ và cân xác định khối
lượng. Thể tích của hố đào được xác định bằng cách lấp đầy hố đào bằng cát tiêu
chuẩn đã biết trước khối lượng thể tích. Giá trị khối lượng thể tích của đất nghiên
cứu sẽ bằng tỷ số giữa trọng lượng của đất trong hố và thể tích của hố.
434
- Phương pháp rót cát áp dụng cho đất không chứa nhiều các hạt lớn hơn 20 mm,
có đủ tính dính để giữ được thành hố và không bị biến dạng khi đào.
b) Dụng cụ hoặc vật liệu phục vụ thí nghiệm
- Phễu rót cát: có hình dạng và kích thước như hình 15,1.
Hình 15.1. Thiết bị phễu rót cát
Phếu rót cát bao gồm một thùng chứa cát tiêu chuẩn với thể tích lớn hơn khối
lượng cát tiêu chuẩn cần thiết để lấp đầy hố thí nghiệm, một van hình trụ có một
đầu nối với thùng chứa cát và đầu kia nối với cuống phễu cát, một tấm đế kim loại
tròn hoặc vuông khoét lỗ ở giữa với đường kính bằng đường kính phễu. Van hình
trụ có đường kính chừng 13 mm cho phép cát có thể chảy hoặc ngừng chảy qua
nó. Phễu rót cát thường bằng kim loại đủ độ cứng để không bị biến dạng trong quá
trình thí nghiệ ...