Danh mục

Giáo trình Điện tàu thủy - Trường CĐ Giao thông vận tải đường thủy II

Số trang: 322      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.51 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Điện tàu thủy được biên soạn gồm các nội dung chính sau: hệ thống điện một chiều 24V trên tàu thuỷ nội địa; máy điện xoay chiều; thiết bị điện; trạm phát điện; hệ thống bôi trơn – làm mát; hệ thống khởi động – đảo chiều;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điện tàu thủy - Trường CĐ Giao thông vận tải đường thủy II CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY II ThS. Nguyễn Văn Hiền GIÁO TRÌNH GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY TRƯỞNG HẠNG NHẤT 0 MÔN HỌC: ĐIỆN TÀU THỦY MĐ.01 CHƯƠNG I: HỆThS. THỐNG ĐIỆN Nguyễn MỘT CHIỀU 24V Văn Hiền TRÊN TÀU THUỶ NỘI ĐỊA 1.1 Sơ đồ hệ thống điện một chiều 24V. Trên tàu sông các thiết bị tiêu thụ điện như đèn hành trình,đèn sinh hoạt chuông còi điện một chiều, động cơ khởi động vv... đều sử dụng dòng điện một chiều 24V. Dòng điện một chiều 24V do tổ hợp ắc quy, và máy phát điện một chiều 24V cung cấp. 1 Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống điện một chiều 24V 1. Tổ hợp ắc quy 24V 2. Bảng điện chính 3. Bảng điện phụ 4. Đèn sinh hoạt và đèn hành trình 5.Còi điện 6. Động cơ khởi đông máy Diezen 7. Máy phát điện một chiều 8. Cầu dao ( công tắc) 9. Tiết chế (bộ nạp điện cho ắc quy) 10. Bảng điện hành trình 1.2. Quy trình sử dụng hệ thống điện một chiều 24V 1.2.1. Đối với mạch khởi động Động cơ khởi động làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại với cường độ dòng điện rất cao nên khi sử dụng phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Vì vậy khi khởi động phải thực hiện tốt các quy trình sau đây: - Chuẩn bị tốt máy Diezen trước khi khởi động. - Kiểm tra và chuẩn bị hệ thống khởi động phải đảm bảo tốt các yêu cầu khi khởi động. - Vận hành các thiết bị hỗ trợ khởi động của máy Diezen. ấn nút khởi động máy để khởi động phải để ý theo dõi tình hình hoạt động của mạch và động cơ theo dõi máy Diezen để kịp thời ngừng khởi động ngay nếu xét thấy không an toàn. - Nếu động cơ Diezen đã tự làm việc được thì nhanh chóng thôi ấn nút khởi động để ngừng khởi động. Nếu máy Diezen khó khởi động hoặc không khởi động được sau 10 ÷ 15 giây phải ngừng ngay khởi động sau khi dừng phải để động cơ nghỉ một lúc rồi 2 mới khởi động tiếp theo. Nếu khởi động 3 lần liên tiếp không được thì phải dừng khởi động tìm nguyên nhân khắc phục rồi mới được khởi động tiếp. - Khi khởi động máy Diezen bị kẹt phải ngừng khởi động ngay. - Khi máy Diezen đã hoạt động được thôi ấn nút khởi động nếu bánh răng. không ra khớp do nút khởi động bị dính thì phải cắt ngay cầu dao an toàn. 1.2.2 Đối với mạch chiếu sáng. Muốn mạch chiếu sáng hoạt động phải đóng cầu dao chính để nguồn được nối lên bảng phân phối điện chính. Sau khi đóng cầu dao điện từ bảng phân phối điện chính được đưa đến các bảng phân phối điện phụ. Nếu bật công tắc của các thiết bị thì các thiết bị được nối với nguồn điện các thiết bị sẽ hoạt động. Ví dụ: Muốn sử dụng đèn chiếu sáng 4 sáng ta bật công tắc trên bảng điện 10. 1.2.3. Đối với mạch nạp - Hoạt động của mạch nạp ắc quy bao giờ cũng song song với hoạt động của động cơ Diezen vì vậy vận hành mạch nạp có thể chia thành các bước sau: + Công tác chuẩn bị Trước khi vận hành máy chính ngoài công việc kiểm tra chuẩn bị máy chính cần phải kiểm tra mạch nạp để khi máy chính hoạt động thì mạch nạp cũng hoạt động tốt. + Nội dung kiểm tra mạch nạp trước khi vận hành có thể bao gồm những nội dung sau: Kiểm tra cơ cấu truyền giữa máy Diezen và máy phát có đảm bảo an toàn không có vấn đề gì cần khắc phục, phải khắc phục trước khi khởi động máy chính Kiểm tra dây nối trên các trụ cực của ắc quy yêu cầu phải đảm bảo và chắc chắn bắt chặt, và dẫn điện tốt và làm công tác chuẩn bị nạp điện cho ắc quy + Vận hành và theo dõi khi mạch hoạt động 3 Hoạt động của máy phát điện để nạp điện cho ắc quy phụ thuộc vào hoạt động của động cơ chính trên tàu vì vậy nếu máy chính quay đủ tốc độ quy định thì tiết chế đóng mạch nạp. Vì vậy nếu muốn nạp điện cho ắc quy thì phải đóng cầu dao nạp để nạp điện cho ắc quy. Sau khi đóng cầu dao phải kiểm tra xem ắc quy đã được nạp điện hay chưa và điều chỉnh tốc độ của máy để có dòng nạp cho ắc quy vừa phải dòng nạp không quá 10 % trị số dung lượng là hợp lí nhất. Trong quá trình nạp phải theo dõi tình hình tích điện của ắc quy xem có đảm bảo không theo dõi ắc quy máy phát có bình thường hay không nếu máy phát hoặc ắc quy có những hiện tượng không bình thường phải tìm cách sử lí để đảm bảo an toàn. Khi ắc quy có hiện tượng no điện dung dịch sủi bọt, thì chỉ nạp thêm một vài giờ nữa. Nếu máy chính vẫn hoạt động thì phải cắt cầu dao nạp. Trong quá trình nạp phải theo dõi tiết chế để kịp thời sử lí những hiện tượng không bình thường nếu có hiện tượng không bình thường thì phải tìm cách sử lí Sau khi dừng nạp thì phải lau chùi máy sạch sẽ và kiểm tra khắc phục những hư hỏng nếu có để máy sẵn sàng hoạt động những lần tiếp theo. CHƯƠNG II: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU 2.1. Máy phát điện xoay chiều ba pha. 2.1.1. Cấu tạo 4 Máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm 2 phần - Phần tĩnh (Stato, phần ứng) - Phần quay (Rôto) 1- Vỏ máy phát 2- Bạc lót 3- Stato 4- Giá đỡ 5- Bộ chỉnh lưu 6- Bộ điều chỉnh Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay điện chiều 3 pha 7- Vòng tiếp điểm 8- Rôto a. Phầ ...

Tài liệu được xem nhiều: