Danh mục

Giáo trình Điều khiển hệ thống cơ điện tử sử dụng PLC - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.36 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (108 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Điều khiển hệ thống cơ điện tử sử dụng PLC cung cấp các nội dung chính như sau: Điều khiển hỗn hợp, các liên kết đồng giá trị, các mạch ứng dụng bộ nhớ, các mạch ứng dụng timer, các mạch ứng dụng counter;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều khiển hệ thống cơ điện tử sử dụng PLC - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Tác giả (chủ biên) VŨ NGỌC VƯỢNG GIÁO TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PLC (Lưu hành nội bộ) a Hà Nội năm 2012 Tuyên bố bản quyền Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trong trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sử dụng và không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng giáo trình này với mục đích kinh doanh. Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích khác hay ở nơi khác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề... thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề cho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng thời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế. Nội dung của giáo trình “ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PLC” đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,. Giáo trình nội bộ này do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm nhiều năm làm công tác trong ngành đào tạo chuyên nghiệp. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng nghề. Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành. Xin trân trọng cảm ơn! 2 BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN HỖN HỢP 1. Hỗn hợp AND trước OR. 1.1. Hỗn hợp 1. Ngôn ngữ lập trình: PLC S7-300 có ba ngôn ngữ lập trình cơ bản sau: Ngôn ngữ lập trình liệt kê lệnh STL (Statement List). Đây là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính. Một chương trình được hoàn chỉnh bởi sự ghép nối của nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và có cấu trúc chung “tên lệnh” + “toán hạng”. Ngôn ngữ lập trình LAD (Ladder Logic). Đây là dạng ngôn ngữ đồ hoạ, thích hợp với những người lập trình quen với việc thiết kế mạch điều khiển logic. Ngôn ngữ lập trình FBD (Function Block Diagram). Đây cũng là dạng ngôn ngữ đồ hoạ, thích hợp cho những người quen thiết kế mạch điều khiển số. Trong PLC có nhiều ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên một chương trình viết trên ngôn ngữ LAD hay FBD có thể chuyển sang dạng STL, nhưng ngược lại thì không. Và trong STL có nhiều lệnh mà LAD hoặc FBD không có. Đây cũng là thế mạnh của ngôn ngữ STL: STL FBD LAD STL là ngôn ngữ mạnh nhất Để đơn giản cho công việc lập trình tuần tự. Gần đây trong những Version mới của STEP7, từ Version 5.0 trở đi có hổ trợ thêm ngôn ngữ lập trình Graph. Vùng nhớ và tầm địa chỉ của PLC S7-300 1 Tên gọi Kích thước truy Kích thước tối đa (tuỳ cập thuộc vào CPU) Process input image I 0.0 ÷ 127.7 (I) IB 0 ÷ 127 Bộ đệm vào số IW 0 ÷126 ID 0 ÷ 124 Process output image Q 0.0 ÷ 127.7 (Q) QB 0 ÷ 127 Bộ đệm ra số QW 0 ÷ 126 ID 0 ÷ 124 Bit memory (M) M 0.0 ÷ 255.7 Vùng nhớ cờ MB 0 ÷ 255 MW 0 ÷ 254 MD 0 ÷ 252 Timer (T) T0 ÷ T255 Counter (C) C0 ÷ C255 Data block (DB) DBX 0.0 ÷ 65535.7 Khối dữ liệu share DBB 0 ÷ 65535 DBW 0 ÷ 65534 DBD 0 ÷ 65532 Data block (DI) DIX 0.0 ÷ 65535.7 Khối dữ liệu instance DIB 0 ÷ 65535 DIW 0 ÷ 65534 DID 0 ÷ 65532 Local block (L) L 0.0 ÷ 65535.7 2 Miền nhớ địa phương LB 0 ÷ 65535 cho các tham số hình LW 0 ÷ 65534 thức LD 0 ÷ 65532 Peripheral input (PI) PIB 0 ÷ 65535 PIW 0 ÷ 65534 PID 0 ÷ 65532 Peripheral output PQB 0 ÷ 65535 (PQ) PQW 0 ÷ 65534 PQD 0 ÷ 65532 Trừ phần bộ nhớ EEPROM thuộc vùng Load memory và một phần RAM tự nuôi đặc biệt (non-volatile) dùng để lưu giữ tham số cấu hình trạm PLC như địa chỉ trạm (MPI address), tên các module mở rộng, tất cả các phần bộ nhớ còn lại ở chế độ mặc ...

Tài liệu được xem nhiều: