Giáo trình Đồ họa máy tính (98tr)
Số trang: 98
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.97 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đồ họa máy tính là một trong những lĩnh vực lí thú nhất và phát triển nhanh nhất của tin học. Ngay từ khi xuất hiện, đồ họa máy tính đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, cuốn hút rất nhiều người và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, thương mại, công nghiệp, quản lí, giáo dục, giải trí,… Mời các bạn cùng tìm hiểu "Giáo trình Đồ họa máy tính" do Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Khoa học Tự nhiên biên soạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đồ họa máy tính (98tr) LỜI NÓI ĐẦU Đồ họa máy tính là một trong những lĩnh vực lí thú nhất và phát triển nhanh nhất của tin học. Ngay từ khi xuất hiện, đồ họa máy tính đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, cuốn hút rất nhiều người và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, thương mại, công nghiệp, quản lí, giáo dục, giải trí, … Số lượng các chương trình đồ họa ứng dụng thật khổng lồ và phát triển liên tục. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên đề cương môn Đồ họa máy tính thuộc chương trình đào tạo tin học bậc cử nhân và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung vào các vấn đề của đồ họa hai chiều và ba chiều nhằm cung cấp một nền tảng kiến thức đầy đủ và chọn lọc bao gồm các khái niệm cơ bản nhất, các thuật toán cơ sở của đồ họa máy tính, … giúp người đọc có thể tự tìm hiểu và xây dựng các chương trình ứng dụng đồ họa. Cuốn sách được chia làm 10 chương, gồm hai phần chính : đồ họa hai chiều và đồ họa ba chiều. Cuối mỗi chương đều có phần tóm tắt và hệ thống bài tập để người đọc tự kiểm tra. Các thuật toán trình bày đều có lưu đồ và chương trình minh họa dưới dạng ngôn ngữ C. Để các vấn đề trình bày được phong phú, đa dạng và cập nhật, chúng tôi đã rất nỗ lực trong việc tham khảo các tài liệu kinh điển, đặc biệt là các bài giảng về đồ họa của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới ở Âu, Mỹ như Brown, Stanford, MIT, Waterloo, … Tuy nhiên trong quá trình biên soạn chắc chắn không thể không tránh khỏi sơ sót, chúng tôi xin trân trọng tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp của bạn đọc cũng như các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện cuốn sách ngày một tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Khoa học Tự nhiên, các anh chị trong Ban biên tập Nhà xuất bản Giáo dục đã hỗ trợ rất nhiệt tình để cuốn sách này sớm đến tay bạn đọc. CÁC TÁC GIẢ CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ HỌA MÁY TÍNH Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, kinh doanh, và công nghệ luôn luôn phụ thuộc vào khả năng truyền đạt thông tin của chúng ta, hoặc thông qua các bit dữ liệu lƣu trữ trong microchip hoặc thông qua giao tiếp bằng tiếng nói. Câu châm ngôn từ xa xƣa “một hình ảnh có giá trị hơn cả vạn lời” hay “trăm nghe không bằng một thấy” cho thấy ý nghĩa rất lớn của hình ảnh trong việc chuyển tải thông tin. Hình ảnh bao giờ cũng đƣợc cảm nhận nhanh và dễ dàng hơn, đặc biệt là trong trƣờng hợp bất đồng về ngôn ngữ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi mà ngay từ khi xuất hiện máy tính, các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng nó để phát sinh các ảnh trên màn hình. Trong suốt gần 50 năm phát triển của máy tính, khả năng phát sinh hình ảnh bằng máy tính của chúng ta đã đạt tới mức mà bây giờ hầu nhƣ tất cả các máy tính đều có khả năng đồ họa. Đồ họa máy tính là một trong những lĩnh vực lí thú nhất và phát triển nhanh nhất của tin học. Ngay từ khi xuất hiện, đồ họa máy tính đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, cuốn hút rất nhiều ngƣời ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, quản lí, ... Tính hấp dẫn và đa dạng của đồ họa máy tính có thể đƣợc minh họa rất trực quan thông qua việc khảo sát các ứng dụng của nó. 1. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HỌA MÁY TÍNH Ngày nay, đồ họa máy tính đƣợc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ công nghiệp, thƣơng mại, quản lí, giáo dục, giải trí, … Số lƣợng các chƣơng trình đồ họa ứng dụng thật khổng lồ và phát triển liên tục, sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu : 1.1. Hỗ trợ thiết kế Một trong những ứng dụng lớn nhất của đồ họa máy tính là hỗ trợ thiết kế (CAD – computer-aided design). Ngày nay CAD đã đƣợc sử dụng hầu hết trong việc thiết kế các cao ốc, ô tô, máy bay, tàu thủy, tàu vũ trụ, máy tính, trang trí mẫu vải, và rất nhiều sản phẩm khác. Sử dụng các chƣơng trình này, đầu tiên các đối tƣợng đƣợc hiển thị dƣới dạng các phác thảo của phần khung (wireframe outline), mà từ đó có thể thấy đƣợc toàn bộ hình dạng và các thành phần bên trong của các đối tƣợng. Sử dụng kĩ thuật này, ngƣời thiết kế sẽ dễ dàng nhận thấy ngay các thay đổi của đối tƣợng khi tiến hành hiệu chỉnh các chi tiết hay thay đổi góc nhìn, …. Một khi đã thiết kế xong phần khung của đối tƣợng, các mô hình chiếu sáng, tô màu và tạo bóng bề mặt sẽ đƣợc kết hợp để tạo ra kết quả cuối cùng rất gần với thế giới thực . 1.2. Biểu diễn thông tin Đây là các ứng dụng sử dụng đồ họa máy tính để phát sinh các biểu đồ, đồ thị, … dùng minh họa mối quan hệ giữa nhiều đối tƣợng với nhau. Các ứng dụng này thƣờng đƣợc dùng để tóm lƣợc các dữ liệu về tài chính, thống kê, kinh tế, khoa học, toán học, … giúp cho việc nghiên cứu, quản lí, … một cách có hiệu quả. 3 Hình 1.1 - Phác thảo phần khung và kết quả của thiết kế xy lanh Hình 1.2 – Thông tin tóm lƣợc đƣợc biểu diễn qua các biểu đồ 1.3. Lĩnh vực giải trí, nghệ thuật Trong lĩnh vực nghệ thuật, các chƣơng trình máy tính nhƣ Paint Shop Pro, Adobe Photoshop, 3D Studio, … hỗ trợ rất đắc lực cho các họa sĩ, các nhà tạo mẫu trong việc thiết kế các hình ảnh sống động, và rất thực. Với các chƣơng trình này, ngƣời họa sĩ đƣợc máy tính tạo cho cảm giác y nhƣ đang làm việc ngoài đời thực bằng cách cung cấp các công cụ nhƣ khung vẽ, giá vẽ, bảng pha màu, các hiệu ứng ba chiều, … làm cho họ cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi. Ngoài ra đồ họa máy tính còn giúp tạo ra các chƣơng trình trò chơi, giải trí; hỗ trợ cho các kĩ xảo điện ảnh, cho các nhà làm phim. Có nhiều bộ phim rất nổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đồ họa máy tính (98tr) LỜI NÓI ĐẦU Đồ họa máy tính là một trong những lĩnh vực lí thú nhất và phát triển nhanh nhất của tin học. Ngay từ khi xuất hiện, đồ họa máy tính đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, cuốn hút rất nhiều người và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, thương mại, công nghiệp, quản lí, giáo dục, giải trí, … Số lượng các chương trình đồ họa ứng dụng thật khổng lồ và phát triển liên tục. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên đề cương môn Đồ họa máy tính thuộc chương trình đào tạo tin học bậc cử nhân và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung vào các vấn đề của đồ họa hai chiều và ba chiều nhằm cung cấp một nền tảng kiến thức đầy đủ và chọn lọc bao gồm các khái niệm cơ bản nhất, các thuật toán cơ sở của đồ họa máy tính, … giúp người đọc có thể tự tìm hiểu và xây dựng các chương trình ứng dụng đồ họa. Cuốn sách được chia làm 10 chương, gồm hai phần chính : đồ họa hai chiều và đồ họa ba chiều. Cuối mỗi chương đều có phần tóm tắt và hệ thống bài tập để người đọc tự kiểm tra. Các thuật toán trình bày đều có lưu đồ và chương trình minh họa dưới dạng ngôn ngữ C. Để các vấn đề trình bày được phong phú, đa dạng và cập nhật, chúng tôi đã rất nỗ lực trong việc tham khảo các tài liệu kinh điển, đặc biệt là các bài giảng về đồ họa của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới ở Âu, Mỹ như Brown, Stanford, MIT, Waterloo, … Tuy nhiên trong quá trình biên soạn chắc chắn không thể không tránh khỏi sơ sót, chúng tôi xin trân trọng tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp của bạn đọc cũng như các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện cuốn sách ngày một tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Khoa học Tự nhiên, các anh chị trong Ban biên tập Nhà xuất bản Giáo dục đã hỗ trợ rất nhiệt tình để cuốn sách này sớm đến tay bạn đọc. CÁC TÁC GIẢ CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ HỌA MÁY TÍNH Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, kinh doanh, và công nghệ luôn luôn phụ thuộc vào khả năng truyền đạt thông tin của chúng ta, hoặc thông qua các bit dữ liệu lƣu trữ trong microchip hoặc thông qua giao tiếp bằng tiếng nói. Câu châm ngôn từ xa xƣa “một hình ảnh có giá trị hơn cả vạn lời” hay “trăm nghe không bằng một thấy” cho thấy ý nghĩa rất lớn của hình ảnh trong việc chuyển tải thông tin. Hình ảnh bao giờ cũng đƣợc cảm nhận nhanh và dễ dàng hơn, đặc biệt là trong trƣờng hợp bất đồng về ngôn ngữ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi mà ngay từ khi xuất hiện máy tính, các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng nó để phát sinh các ảnh trên màn hình. Trong suốt gần 50 năm phát triển của máy tính, khả năng phát sinh hình ảnh bằng máy tính của chúng ta đã đạt tới mức mà bây giờ hầu nhƣ tất cả các máy tính đều có khả năng đồ họa. Đồ họa máy tính là một trong những lĩnh vực lí thú nhất và phát triển nhanh nhất của tin học. Ngay từ khi xuất hiện, đồ họa máy tính đã có sức lôi cuốn mãnh liệt, cuốn hút rất nhiều ngƣời ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, quản lí, ... Tính hấp dẫn và đa dạng của đồ họa máy tính có thể đƣợc minh họa rất trực quan thông qua việc khảo sát các ứng dụng của nó. 1. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HỌA MÁY TÍNH Ngày nay, đồ họa máy tính đƣợc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ công nghiệp, thƣơng mại, quản lí, giáo dục, giải trí, … Số lƣợng các chƣơng trình đồ họa ứng dụng thật khổng lồ và phát triển liên tục, sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu : 1.1. Hỗ trợ thiết kế Một trong những ứng dụng lớn nhất của đồ họa máy tính là hỗ trợ thiết kế (CAD – computer-aided design). Ngày nay CAD đã đƣợc sử dụng hầu hết trong việc thiết kế các cao ốc, ô tô, máy bay, tàu thủy, tàu vũ trụ, máy tính, trang trí mẫu vải, và rất nhiều sản phẩm khác. Sử dụng các chƣơng trình này, đầu tiên các đối tƣợng đƣợc hiển thị dƣới dạng các phác thảo của phần khung (wireframe outline), mà từ đó có thể thấy đƣợc toàn bộ hình dạng và các thành phần bên trong của các đối tƣợng. Sử dụng kĩ thuật này, ngƣời thiết kế sẽ dễ dàng nhận thấy ngay các thay đổi của đối tƣợng khi tiến hành hiệu chỉnh các chi tiết hay thay đổi góc nhìn, …. Một khi đã thiết kế xong phần khung của đối tƣợng, các mô hình chiếu sáng, tô màu và tạo bóng bề mặt sẽ đƣợc kết hợp để tạo ra kết quả cuối cùng rất gần với thế giới thực . 1.2. Biểu diễn thông tin Đây là các ứng dụng sử dụng đồ họa máy tính để phát sinh các biểu đồ, đồ thị, … dùng minh họa mối quan hệ giữa nhiều đối tƣợng với nhau. Các ứng dụng này thƣờng đƣợc dùng để tóm lƣợc các dữ liệu về tài chính, thống kê, kinh tế, khoa học, toán học, … giúp cho việc nghiên cứu, quản lí, … một cách có hiệu quả. 3 Hình 1.1 - Phác thảo phần khung và kết quả của thiết kế xy lanh Hình 1.2 – Thông tin tóm lƣợc đƣợc biểu diễn qua các biểu đồ 1.3. Lĩnh vực giải trí, nghệ thuật Trong lĩnh vực nghệ thuật, các chƣơng trình máy tính nhƣ Paint Shop Pro, Adobe Photoshop, 3D Studio, … hỗ trợ rất đắc lực cho các họa sĩ, các nhà tạo mẫu trong việc thiết kế các hình ảnh sống động, và rất thực. Với các chƣơng trình này, ngƣời họa sĩ đƣợc máy tính tạo cho cảm giác y nhƣ đang làm việc ngoài đời thực bằng cách cung cấp các công cụ nhƣ khung vẽ, giá vẽ, bảng pha màu, các hiệu ứng ba chiều, … làm cho họ cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi. Ngoài ra đồ họa máy tính còn giúp tạo ra các chƣơng trình trò chơi, giải trí; hỗ trợ cho các kĩ xảo điện ảnh, cho các nhà làm phim. Có nhiều bộ phim rất nổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Đồ họa máy tính Đồ họa máy tính Tìm hiểu đồ họa máy tính Đồ họa hai chiều Đồ họa ba chiều Ứng dụng đồ họa máy tínhTài liệu liên quan:
-
vray for sketchup vietnamese PHẦN 3
10 trang 213 0 0 -
Giáo trình CorelDRAW dành cho người mới học
48 trang 142 0 0 -
Giáo trình CorelDraw 10 - Tham khảo toàn diện: Phần 2
528 trang 133 0 0 -
Bài giảng Đồ họa máy tính: Khử mặt khuất - Ngô Quốc Việt
28 trang 127 0 0 -
Giáo trình môn học Lý thuyết thông tin
136 trang 71 0 0 -
Bài giảng Đồ họa máy tính: Chương 3 - ThS. Trần Thị Minh Hoàn
29 trang 53 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật đồ họa máy tính: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
88 trang 47 0 0 -
Lecture Computer graphics - Lecture 32
35 trang 46 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật đồ họa máy tính - ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
107 trang 42 0 0 -
Lecture Computer graphics - Lecture 9
17 trang 39 0 0