Danh mục

Giáo trình Động vật hại nông nghiệp (chuột, ỗc, nhện) (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 987.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Động vật hại nông nghiệp (chuột, ỗc, nhện) cung cấp kiến thức toàn vẹn nhất về đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loại động vật hại cây trồng thuộc 3 nhóm: chuột, ốc, nhện nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp (chuột, ỗc, nhện) (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 3: NHỆN NHỎ HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MĐ 15-03 Giới thiệu: Chươnghọc cung cấp kiến thức toàn vẹn nhất về đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loại nhện nhỏ hại cây trồng. Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ nhện nhỏ gây hại trên các loại cây trồng phổ biến ở Đồng bằng song Cửu Long. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm hình thái của các loài nhện - Kỹ năng: + Phân biệt giữa nhện thiên địch và nhện gây hại cây trồng + Nhận dạng đúng các loài nhện. + Giám định nhện hại cây trồng + Xác định biện pháp phòng trừ nhện cho từng loại cây trồng - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theo nhóm + Có tinh thần làm việc nghiêm túc và sáng tạo. 15. Vai trò và vị trí phân loại 15.1. Vai trò Nhện nhỏ hại cây (phytophagous mites) là những động vật nhỏ thuộc bộ Ve bét (Acarina), lớp Nhện (Arachnida), ngành Chân đốt (Arthropoda), có ảnh hưởng ngày một lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Nhện nhỏ hại làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng nông sản đối với một số loại cây trồng như cam quít, bông, chè, đậu đỗ, khoai tây... và mới đây là trên cây lúa. Cho tới những năm cuối của thế kỷ XX, nhện nhỏ hại cây và côn trùng được xác định là 2 nhóm đối tượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. - Ở nước ta, trong hai mươi năm trở lại đây, rất nhiều loại cây trồng bị nhện nhỏ hay còn gọi là bét hại cây (Phytophagous mite) gây hại khá nặng. Đặc biệt là các loại cây trồng được thâm canh cao như bông, chè, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, đậu đỗ, cà chua, khoai tây, thược dược, hoa hồng và nhiều loài cây làm thuốc, cây cảnh. 58 - Nhện nhỏ làm cho cây còi cọc, điểm sinh trưởng bị chết, lá, hoa và quả bị rụng làm giảm đáng kể năng suất, đặc biệt là chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm. Tuy nhiên trong sản xuất, người ta thường chỉ phát hiện được triệu chứng gây hại của nhện nhỏ khi đã muộn, lúc quả đã rụng hoặc đã bị ”rám”, điểm sinh trưởng hoặc lá bị ”cháy đen” hoặc ”đốm bạc”. - Theo thống kê tại một số nước, thiệt hại do nhện phá trên cây táo có thể lên tới 50 - 60%, lê 90%, dâu tây 40 - 70%, ... Ví dụ như đối với cây tre, một loại cây trồng lâm nghiệp chính tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, trong các năm 1997 - 2000, 2 loài nhện hại đã làm giảm sản lượng măng 20 - 40% hoặc nhiều hơn, làm cho nhiều rừng tre, trúc bị “cháy” phải huỷ bỏ (Yan và Zhi, 2000). Một ví dụ khác nữa là loài nhện xanh Mononychus tanajoa hại sắn, cùng với rệp sáp, trong những năm 1980 ở châu Phi đã gây nên thiệt hại hàng năm khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ. - Ngoài tác hại trực tiếp, một số loài nhện nhỏ gây hại còn truyền các bệnh virus nguy hiểm cho cây. - Không chỉ có vậy, nhện nhỏ còn tấn công gây hại mạnh và giảm chất lượng sản phẩm nông sản sau thu hoạch và chế biến. Do những đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu về nhóm động vật có tầm quan trọng này nên từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay đã hình thành ngành Ve bét học (Acarology). Ve bét là nhóm động vật có tỷ lệ loài mới được miêu tả vào loại cao nhất trong giới động vật. 15.2. Vị trí phân loại Lớp Nhện (Arachnida) với khoảng 35.000 loài được chia thành 7 bộ: 1. Bộ Bò cạp Scorpionida 2. Bộ Nhện lông Solpugida 3. Bộ Bò cạp giả Pseudoscorpiones 4. Bộ Đuôi roi Pedipalpi hoặc Uropigi 5. Bộ Chân dài Phalangidea hoặc Opiliones 6. Bộ Nhện lớn Araneida 7. Bộ Ve bét Acarina Nhện nhỏ nằm trong bộ Ve bét (Acarina), bộ lớn nhất của lớp Nhện và là một trong 3 bộ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người. Đại đa số ve bét sống trên cạn, một số ít sống dưới nước (Hydracarina). Chúng là một trong rất ít nhóm động vật mà giữa chúng có sự khác biệt lớn về kích thước, phương thức sinh sống và nơi cư trú. 59 16. Đặc điểm hình thái cấu tạo 16.1. Đặc điểm hình thái của lớp Nhện (Arachnida) Lớp Nhện bao gồm các loài động vật có cơ thể chia làm 2 phần là đầu - ngực (cephalothorax) và bụng (abdomen), có 4 đôi chân nhưng không có râu. Lớp Nhện chỉ có mắt đơn. Phần thứ nhất của cơ thể gồm 6 đôi chi phụ: 2 đôi hàm và 4 đôi chân. Đôi hàm I - Hàm dưới (mandibles) và đôi hàm II - Hàm trên (maxillae). Hàm dưới (mandibles) hay còn gọi là kìm (chelicarae) nằm ở phía trên, trước miệng và bao gồm 2 hoặc 3 đốt. Chức năng của nó là bắt giữ và thường để giết con mồi. Hàm trên (maxillae) nằm ở phía sau hàm dưới, mỗi bên 1 chiếc. Mỗi hàm trên có 1 xúc biện (palpus) lớn. Xúc biện có thể có hình dạng rất khác nhau, nhiều khi có cấu tạo giống như chân còn gọi là chân xúc giác (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005), vì thế nhiều loài nhện được coi là có 5 đôi chân. Thông thường chân xúc giác rất phát triển, đặc biệt là đốt thứ nhất. Chân của nhện gồm 7 đốt. Tính từ trong cơ thể ra gồm: đốt gốc (coxa), đốt chuyển I (trochanter), đốt đùi (femur), đốt chuyển II (patella), đốt ống (tibia), đốt bàn (metatarsus) và vuốt bàn chân (tarsus). Nhện thở bằng hệ thống ống khí quản và thở bằng túi phổi. Tận cùng bên ngoài khí quản là các lỗ thở thường nằm ở phía dưới bụng. 16.2. Đặc điểm hình thái của bộ Ve bét (Acarina) Cơ thể Ve bét tập trung hình thành một khối, không có phần bụng riêng rẽ, mặt lưng có tấm mai kitin phát triển, phần phụ miệng phức tạp, có 4 đôi chân (riêng nhóm Nhện u sần (Eriophid) chỉ có 2 đôi chân), không có râu, còn các đặc điểm khác giống như đặc điểm chung của lớp Nhện. Ở phía trước, cấu trúc của bộ phận miệng dài ra, có dáng riêng biệt giống như đầu giả (gnathosoma). Như vậy, cơ thể nhện hại bao gồm 2 phần đầu giả phía trước (gnathosoma) và phần sinh dưỡng hay còn gọi là thân (idiosoma) ở phía sau. Phần idiosoma được chia ra làm 2 phần là thân trước (propodosoma) và thân sau (hysterosoma). 16. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: