Danh mục

Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.69 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (65 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về cơ khí, giúp sinh viên hiểu được bản chất các mối lắp ghép, hiểu được cấu tạo và biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thông dụng, một trong những kỹ năng rất quan trọng của người thợ sửa chữa. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: hệ thống dung sai lắp ghép; dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí; dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép thông dụng; dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép ren;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô 53 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG DUNG SAI LẮP GHÉP Mã số của chương 2: MH 10 – 02Giới thiệu: Hệ thống dung sai lắp ghép hướng dẫn người học giải thích các ký hiệu ổlăn, then hoa, dung sai lắp ghép côn trơn, …từ đó có thể ứng dụng vào giải các bàitoán có liên quan và ứng dụng vào thực tế sửa chữa và sản xuất.Mục tiêu: - Giải thích đúng ký hiệu ghi trên ổ lăn và ký hiệu dung sai ghi trên bảnvẽ gia công, trình bày được các phương pháp chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắpghép ổ lăn phù hợp với điều kiện làm việc với chi tiết máy - Giải thích đúng ký hiệu then và then hoa trên bản vẽ gia công và trìnhbày được các miền dung sai tiêu chuẩn quy định đối với kích thước của thenvà then hoa - Giải thích các cách biểu thị dung sai lắp ghép côn trơn trên bản vẽ giacông - Trình bày khoảng cách chuẩn và dung sai trong lắp ghép côn - Giải thích được ký hiệu ren hệ mét, ren thang trên bản vẽ - Trình bày được những tiêu chuẩn quy định dung sai cho những yếu tốkích thước ren vít và đai ốc - Trình bày đựơc đầy đủ các yếu tố, các yêu cầu kỹ thuật của lắp ghépbánh răng và giải thích được các ký hiệu dung sai trên các bản vẽ gia côngbánh răng - Trình bày rõ khái niệm, thành phần của chuỗi kích thước và giải bàitoán thuận thành thạo - Xác định được trình tự các bước gia công, chuẩn đo kích thước theochuỗi kích thước ghi trên bản vẽ gia công - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về dung sai và kỹ thuật đo.Nội dung chính:2.1 DUNG SAI KÍCH THƯỚC VÀ LẮP GHÉP CÁC MỐI GHÉP THÔNG DỤNGMục tiêu: - Trình bày được khái niệm về dung sai lắp ghép ổ lăn - Trình bày được cấp chính xác trong dung sai lắp ghép ổ lăn - Trình bày được ý nghĩa của việc xác định dung sai kích thước ổ lăn vàáp dụng trong thực tế. - Ứng dụng các kiến thức được học để giải các bài toán có liên quan. 542.1.1 Dung sai lắp ghép ổ lăn2.1.1.1 Khái niệm Hình 2.1. Cấu tạo của ổ lăn Ổ lăn là một bộ phận máy đã được tiêu chuẩn hoá, có độ chính xác cao.Ổ lăn được dùng nhiều trong các máy và dụng cụ vì ma sát trong ổ lăn là masát lăn, nhỏ hơn nhiều so với ma sát trong các ổ trượt. Cấu tạo của ổ lăn gồm có: vòng ngoài1, vòng trong 2, con lăn 3, vòngcách4 (con lăn có dạng cầu, trụ, côn...). * Cấp chính xác chế tạo kích thước ổ Tuỳ theo kết cấu và khả năng chịu tải trọng mà có các loại ổ lăn: ổ đỡ,ổ chặn, ổ đỡ chặn, ổ chặn đỡ TCVN 1484-85 quy định có 5 cấp chính xác của ổ lăn kí hiệulà:P0,P6,P5,P4,P2 (cho phép dùng kí hiệu 0,6,5,4,2). Mức độ chính xác tăngdần từ 0 đến 2. Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác, đặc biệt là độ chính xác quay và tốcđộ vòng của bộ phận máy có lắp ổ lăn mà nười thiết kế sử dụng các ổ lăn cấpchính xác khác nhau. Trong chế tạo máy thường dùng ổ lăn cấp chính xác 0,6.Ổ lăn cấp chính xác 4,5 được sử dụng cho những bộ phận máy yêu cầu độchính xác quay cao và tốc độ vòng lớn, ví dụ ổ lăn trục chính của máy mài. Ổlăn cấp chính xác 2 được dùng khi yêu cầu độ chính xác đặc bịêt cao. Tươngứng với các cấp chính xác chế tạo ổ TCVN 1484-85 quy định dung sai củacác thông số kích thước và độ chính xác quay ổ lăn. Cấp chính xác chế tạo thường được kí hiệu cùng với số hiệu ổ, ví dụ :Ổ 6-205 có nghĩa là ổ cấp chính xác 6, số hiệu của ổ là 205. Còn đối với ổ cấpchính xác 0 chỉ ghi kí hiệu ổ, không ghi cấp chính xác, ví dụ : Ổ 305 có nghĩalà ổ cấp chính xác 0, số hiệu ổ là 305. 55 * Đặc tính lắp ghép của ổ Hình 2.2. Lắp ghép ổ lăn Ổ lăn lắp ghép với trục theo bề mặt trụ trong của vòng trong và lắp vớilỗ thân hộp theo bề mặt trụ ngoài của vòng ngoài. Đây là các lắp ghép trụ trơnvì vậy miền dung sai kích thước trục và lỗ được chọn theo tiêu chuẩn dung sailắp ghép bề mặt trơn. Miền dung sai kích thước các bề mặt lắp ghép của ổ lăn(d và D) là không thay đổi và đã được xác định khi chế tạo ổ lăn. Do vậy khisử dụng ổ lăn người thiết kế phải thay đổi miền dung sai kích thước trục và lỗthân hộp để có các kiểu lắp có đặc tính phù hợp với điều kiện làm việc của ổ(có nghĩa là lắp vòng trong của ổ lăn với trục theo hệ thống lỗ và lắp vòngngoài vào lỗ trên thân hộp theo hệ thống trục).2.1.1.2 Dung sai lắp ghép ổ lăn Ổ lăn là một bộ phận máy đã được tiêu chuẩn hoá. Đường kính ngoài Dcủa ổ lăn được lấy phù hợp với trục cơ sở trong hệ thống trục; đường kínhtrong d của ổ được lấy phù hợp với lỗ cơ sở trong hệ thống lỗ. Do đó lắp ghépvòng ngoài với lỗ hộp theo hệ thống trục, vòng trong với cổ trục theo hệthống lỗ. Khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: