Danh mục

Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC - Nghề: Cắt gọt kim loại (Cao đẳng) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Số trang: 92      Loại file: doc      Dung lượng: 7.07 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Mục tiêu của giáo trình là Lập được chương trình tiện CNC trên phần mềm điều khiển. Cài đặt được chính xác thông số phôi, dao. Vận hành thành thạo máy tiện CNC để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, tiện côn, cắt rãnh, tiện trụ dài, tiện ren đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-6, độ nhám cấp 7-10, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Gia công trên máy tiện CNC - Nghề: Cắt gọt kim loại (Cao đẳng) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MODUL : GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN CNC NGHỀ : CẮT GỌT KIM LOẠI   TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ  Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐN…   ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao   đẳng nghề tỉnh BR ­ VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015 1 MÔ ĐUN: GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN CNC Mã mô đun: MĐ19 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  ­ Vị trí: + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành: mô đun Gia công  tiện, gia công phay. ­ Tính chất: + Đây là mô đun đầu tiên học sinh nâng cao kỹ năng nghề.         + Là mô­đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc.  Mục tiêu của mô đun:  ­ Lập được chương trình tiện CNC trên phần mềm điều khiển. ­ Cài đặt được chính xác thông số phôi, dao. ­ Vận hành thành thạo máy tiện CNC để  tiện trụ  trơn ngắn, trụ  bậc, tiện   mặt đầu, tiện côn, cắt rãnh, tiện trụ  dài, tiện ren  đúng qui trình qui phạm,   đạt cấp chính xác 8­6, độ  nhám cấp 7­10, đạt yêu cầu kỹ  thuật, đúng thời  gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. ­ Giải thích được các dạng sai  hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi   tiện trên máy tiện CNC. ­ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực   sáng tạo trong học tập. Nội dung của mô đun: Hình thức  STT Tên các bài trong mô đun Thời gian dạy 1 Tổng quan về máy tiện CNC 5 Tích hợp 2 Cài góc phôi – offset dao 8 Tích hợp Kiểm tra bài 1,2 2 Tích hợp 3 Gia công tiện trụ 25 Tích hợp 2 Kiểm tra bài 3 2 Tích hợp 4 Gia công tiện rảnh 15 Tích hợp 5 Gia công tiện ren 20 Tích hợp Kiểm tra bài 4,5 3 Tích hợp Cộng 80 3 BÀI 1  TỔNG QUAN VỀ MÁY TIỆN CNC Giới thiệu: Đây là bài học đầu tiên trong chuổi bài học mô đun Gia công trên máy  tiện CNC. Trước khi vào vận hành và gia công trên máy, phần kiếm thức về  cấu tạo chung của máy cần được hiểu rõ. Mục tiêu: + Trình bày được cấu tạo chung của máy và các bộ phận chính của máy tiện  CNC  + So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện vạn năng vá máy tiện  CNC + Nêu được đặc tính kỹ thuật của máy CNC. + Trình bày được tính năng, cấu tạo của máy tiện CNC, các bộ phận máy và   các phụ tùng kèm theo máy + Thực hiện chính xác rà gá phôi trên mâm cặp và tháo mở dao trên ụ dao + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực   sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: 1. Quá trình phát triển của máy tiện CNC 1.1. Máy CNC là gì? + NC = Numerical Control + CNC = Computer Numerical Control + Các hoạt động được điều khiển bằng cách nhập trực tiếp dữ liệu số + Một dạng tự động hoá lập trình vạn năng + Máy công cụ được điều khiển bằng hàng loạt các lệnh được mã hoá 4 1.2. Các thời kỳ phát triển + 1725 – Phiếu đục lỗ được dùng để tạo mẫu quần áo. + 1808 – Phiếu đục lỗ trên lá kim loại được dùng để điều khiển tự động  máy thêu. + 1863 – Tự động điều khiển chơi nhạc trên piano nhờ băng lỗ. + 1940 – John Parsons đã sáng chế ra phương pháp dùng phiếu đục lỗ để ghi  các dữ liệu về vị trí tọa độ để điều khiển máy công cụ. + 1952 – Máy công cụ NC điều khiển số đầu tiên  + 1959 ­ Ngôn ngữ APT được đưa vào sử dụng. + 1960s – Điều khiển số trực tiếp (DNC) 1963 ­  Đồ hoạ máy tính. + 1970s ­ Máy CNC được đưa vào sử dụng. + 1980s – Điều khiển số phân phối được đưa vào sử dụng CAD/CAM ­     So sánh Cấu trúc máy công cụ thông thường và máy CNC +     Máy công cụ  CNC được thiết kế  cơ  bản giống như  máy công cụ  vạn  năng.Sự  khác nhau thật sự  là  ở  chỗ  các bộ  phận liên quan đến tiến trình gia   công của máy công cụ CNC được điều khiển bởi máy tính. +    Các hướng chuyển động của các bộ phận máy công cụ CNC được xác  định bởi một hệ trục tọa độ.  +    Mỗi chuyển động của các bộ phận máy có một hệ thống đo riêng để tính  toán các vị trí tương ứng và phản hồi thông tin này về hệ điều khiển. ­     So sánh chức năng +    Nhập dữ liệu: Dùng chương trình NC +    Điều khiển: Máy tính được tích hợp trong hệ điều khiển CNC và phần  mềm tương ứng kiểm soát toàn bộ các chức năng điều khiển của máy công  cu.  +    Kiểm tra: Trên máy công cụ CNC, kích thước của chi tiết gia công được  đảm bảo trong suốt quá trình gia công với sự phản hồi liên tục của hệ thống  đo. 5 1.3.   Các loại máy gia công sử dụng kỹ thuật NC và CNC Ngày nay các máy sử dụng kỹ thuật NC và CNC được sử dụng rất  nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: ­ Các ứng dụng của điều khiển số Được ứng dụng rộng rãi hiện nay đặc biệt là trong gia công kim loại: ­ Phay ­ Khoan và các nguyên công tương tự ­ Tiện trong (boring) ­ Tiện ­ Mài ­ Cắt dây 2. Cấu tạo chung của máy tiện CNC. 2.1 Cấu tạo chung ­ Máy tiện CNC có cấu tạo tương tự như máy tiện thông thường. đối với máy  tiện thông thường khi gia công cắt gọt chi tiết thường điều khiển phải theo  dõi vị trí d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: